Giới thiệu về Tổ Sử - Công Dân

  • PDF.InEmail
Chỉ mục bài viết
Giới thiệu về Tổ Sử - Công Dân
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG CHUYÊN MÔN TỔ SỬ-CD NĂM HỌC 2023-2024
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG TỔ SỬ-CD NĂM HỌC 2022-2023
Tất cả các trang

HÌNH ẢNH TỔ SỬ - CÔNG DÂN

to su-cd

 


KẾ_HOẠCH_HOẠT_ĐỘNG_TỔ_CHUYÊN_MÔN_SỬ_NĂM_HỌC_2023-2024


 

KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG TỔ SỬ-CD NĂM HỌC 2022-2023.rar

 

 

KẾ HOẠCH CHUYÊN MÔN TỔ SỬ-GDCD NĂM HỌC 2021 - 2022

 

TRƯỜNG THPT HUỲNH NGỌC HUỆ

TỔ: LỊCH SỬ- CÔNG DÂN

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

KHUNG KẾ HOẠCH DẠY HỌC MÔN HỌC CỦA TỔ CHUYÊN MÔN

MÔN HỌC: LỊCH SỬ - KHỐI LỚP 10

(Năm học 2021 - 2022)

HỌC KÌ I (Từ tuần 1 đến tuần 18)

 

STT

Chủ đề

Bài học

 

Số tiết

 

Yêu cầu cần đạt

 

Hình thức/ địa điểm tổ chức dạy học

Gợi ý Hướng dẫn thực hiện

Tổng

Chi tiết

 

1

Chủ đề:

Xã hội nguyên thủy (Bài 1, Bài 2 và Bài 13)

2

1

2

 

1.Kiến thức

Tích hợp Bài 13. Việt Nam thời nguyên thủy( mục 1) theo cv hướng dẫn của Bộ

Nguồn gốc con người, đời sống vật chất, tinh thần và tổ chức xã hội trong giai đoạn đầu của xã hội nguyên thuỷ.

Vai trò của công cụ bằng kim loại và sự tiến bộ của sản xuất, quan hệ xã hội.

Hiểu được tổ chức thị tộc, bộ lạc, mối quan hệ trong thị tộc, bộ lạc.

Nêu quá trình tan rã của xã hội nguyên thuỷ và hiểu nguyên nhân của quá trình đó.

2. Năng lực

Rèn luyện kỹ năng: phân tích, đánh giá và tổng hợp về đặc điểm tiến hóa của loài người trong quá trình hoàn thiện mình đồng thời thấy sự sáng tạo và phát triển không ngừng của xã hội loài người , kĩ năng khai thác tư liệu SGK...

Năng lực thực hành bộ môn: Khai thác và sử dụng kênh hình có liên quan tới bài; năng lực tổng hợp, liên hệ, so sánh đối chiếu; năng lực tự học...

3. Phẩm chất

Giáo dục cho học sinh: lòng yêu lao động vì lao động không những nâng cao đời sống của con người mà còn hoàn thiện bản thân con người; tinh thần đoàn kết cộng đồng

Tổ chức dạy học trên lớp

Tích hợp liên hệ những nội dung của Bài 13. Việt Nam thời nguyên thủy thành những nội dung cụ thể của bài 1. Sự xuất hiện loài người và bầy người nguyên thủy với bài 2 Xã hội nguyên thủy thế giới thành chủ đề: Xã hội nguyên thủy theo hướng tìm hiểu xã hội nguyên thủy thế giới để soi vào xã hội nguyên thủy Việt Nam. (Liên hệ bài 13: Việt Nam thời nguyên thủy)

1. Nguồn gốc loài người và quá trình chuyển biến từ vượn cổ thành Người tối cổ, Người tinh khôn.

+ Phiếu học tập: Quá trình tiến hóa của loài người

2. Đời sống vật chất, tinh thần và tổ chức xã hội trong giai đoạn đầu của xã hội nguyên thuỷ.

+ Phiếu học tập

3. Thị tộc, bộ lạc.

-Chỉ ra hạn chế của Bầy người nguyên thủy khi dân số tăng? Giải pháp đưa ra?

-Thế nào là thị tộc? Quan hệ trong thị tộc biểu hiện như thế nào? Bộ Lạc là gì? Quan hệ trong bộ lạc biểu hiện như nào?

4. Buổi đầu của thời đại kim khí.

-Công cụ bằng kim khí ra đời ở đâu, trong khoảng thời gian nào?

-Sự ra đời của công cụ bằng kim khí có tác dụng gì đối với cư dân trên trái đất?

-Công cụ bằng kim khí ra đời tác động như nào đến tình hình xã hội cư dân?

5. Sự xuất hiện của tư hữu và xã hội có giai cấp.

-Nguyên nhân nào dẫn tới sự xuất hiện tư hữu?

-Sự xuất hiện tư hữu đã tác động như thế nào đến sự tan rã của công xã thị tộc, hình thành xã hội có giai cấp?

2

Chủ đề:

Xã hội cổ đại phương Đông và phương Tây (Bài 3 và Bài 4).

 

3

3

4

5

1. Kiến thức

Hiểu biết tình hình Ai Cập, Lưỡng Hà, Trung Quốc, Ấn Độ cổ đại và sự hình thành các quốc gia cổ đại ở phương Đông.

Phân tích kết cấu xã hội và chế độ chuyên chế cổ đại ở phương Đông.

Điều kiện tự nhiên và cuộc sống ban đầu của cư dân Địa Trung Hải.

Thể chế chính trị tại Hi Lạp và Rô- Ma.

Chế độ chiếm nô.

Trình bày một số thành tựu văn hoá của phương Đông cổ đại, Văn hóa Hi Lạp và Rô-ma (lịch, chữ viết, toán học...).

2. Năng lực

Rèn luyện cho học sinh kĩ năng khai thác tư liệu SGK, tranh ảnh, phân tích, đánh giá, so sánh.

Biết sử dụng bản đồ để phân tích những thuận lợi, khó khăn và vai trò của các điều kiện địa lý ở các quốc gia cổ đại phương Đông.

3. Phẩm chất

Thông qua bài học bồi dưỡng cho học sinh lòng tự hào về truyền thống lịch sử của các dân tộc phương Đông, trong đó có Việt Nam.

Năng lực thực hành bộ môn; năng lực phân tích, giải thích các sự kiện...

Giáo dục cho học sinh thấy được vai trò quan trọng của quần chúng nhân dân đối với sự phát triển của lịch sử.

 

- Tổ chức dạy học trên lớp.

 

*Tích hợp mục 1,2 của bài 3 thành

1. Sự hình thành các quốc gia cổ đại phương Đông. Tập trung làm rõ: điều kiện hình thành và khoảng thời gian hình thành các quốc gia cổ đại phương Đông.

Tích hợp mục 3, 4 thành mục của bài 3 thành

2. Chế độ chuyên chế cổ đại. Tập trung làm rõ: thể chế chính trị và cơ cấu xã hội của xã hội cổ đại phương Đông.

3. Văn hóa cổ đại phương Đông. (Lập bảng)

Thành tựu

Phương Đông

Lịch

 

Chữ viết

 

Toán

 

Văn học

 

Nghệ thuật

 

*Tích hợp mục 1,2 bài 4 thành mục

1. Thị quốc Địa Trung Hải. Tập trung làm rõ: điều kiện hình thành và những đặc trưng của Thị quốc.

2. Văn hóa cổ đại Hy Lạp - Rô Ma (Lập bảng)

Thành tựu

Phương Tây

Lịch

 

Chữ viết

 

Toán

 

Văn học

 

Nghệ thuật

 

 

3

Bài 5:

Trung Quốc thời phong kiến

2

6

7

1. Kiến thức.

Sự hình thành xã hội phong kiến ở Trung Quốc và các quan hệ trong xã hội.

Bộ máy chính quyền phong kiến được hình thành, củng cố từ thời Tần- Hán cho đến các thời đại sau. Chính sách xâm lược chiếm đất đai của các hoàng đế Trung Hoa. Và sự phát triển đỉnh cao của chế độ phong kiến Trung Quốc dưới thời Đường, thời Minh - Thanh và sự phát triển rực rỡ của nền văn hóa Trung Quốc.

2. Năng lực

Trên cơ sở các sự kiện lịch sử, giúp học sinh biết phân tích và rút ra kết luận. Biết sơ đồ hoặc tự vẽ được lược đồ để hiểu được bài giảng. Nắm vững các khái niệm cơ bản.

3. Phẩm chất.

Giúp học sinh thấy được tính chất phi nghĩa của các cuộc xâm lược của các triều đại phong kiến Trung Quốc.

Quý trọng các di sản văn hoá, hiểu được các ảnh hưởng của văn hoá Trung Quốc đối với Việt Nam.

Tổ chức dạy học trên lớp.

 

1. Trung Quốc thời Tần - Hán: Sự xác lập chế độ phong kiến thời Tần, Hán (chính trị, kinh tế, xã hội)

2. Sự phát triển chế độ Phong kiến thời Đường. (bộ máy nhà nước, chọn người tài qua thi cử. Kinh tế chú ý chế độ quân điền. Nhấn mạnh cả thời Đường).

3. Trung Quốc thời Minh - Thanh (chính trị): Hướng dẫn HS xây dựng trục thời gian: Hán - Tùy - Đường-Tống - Nguyên - Minh - Thanh (Chú ý kinh tế thời Minh - Thanh).

4. Văn hóa Trung Quốc thời phong kiến (Hướng dẫn học sinh lập bảng về thành tựu văn hóa)

Lĩnh vực

Thành tựu

Tư tưởng

 

Lịch sử

 

Văn học

 

Nghệ thuật

 

Kĩ thuật

 

 

4

Ôn tập

1

8

 

1. Kiến thức:

Những kiến thức quan trọng trong chương trình:

- Các quốc gia cổ đại Phương Đông. Trung Quốc thời phong kiến.

2. Năng lực

Rèn luyện cho học sinh kĩ năng trình bày vấn đề lịch sử, vận dụng kiến thức lịch sử để trả lời các câu hỏi trắc nghiệm

Năng lực thực hành, năng lực nhận xét.

3. Phẩm chất:

Giáo dục cho học sinh cách nhìn nhận, đánh giá khách quan vấn đề lịch sử. Đồng thời có thái độ nghiêm túc trong học tập.

 

Tổ chức ôn tập trên lớp.

Ôn tập theo ma trận của TCM

5

Kiểm tra

giữa học kì I

1

9

Nội dung kiến thức theo sự thống nhất của TCM,            Kiểm tra chung toàn khối        70% TN + 30% TL

 

6

Chủ đề:

Ấn Độ thời phong kiến (Bài 6 và Bài 7)

 

1

10

1. Kiến thức.

- Quá trình hình thành các quốc gia trên lãnh thổ Ấn Độ

- Nội dung của văn hóa truyền thống Ấn Độ thời phong kiến và ảnh hưởng ra bên ngoài

2. Năng lực

Rèn luyện cho học sinh kĩ năng khai thác sgk, phân tích, đánh giá.

3. Phẩm chất.

Giáo dục cho học sinh thấy được vai trò quan trọng của văn hóa truyền thống, từ đó có ý thức giữ gìn và bảo vệ văn hóa truyền thống của dân tộc.

Học sinh có khả năng phân tích,liên hệ...

 

- Tổ chức dạy học trên lớp.

 

1. Ấn Độ từ vương triều Gúp-ta đến Mô Gôn, tập trung vào tóm tắt những nội dung chính của các vương triều.

2. Văn hóa Ấn Độ thời phong kiến (tôn giáo, kiến trúc, văn hóa).

 

7

Chủ đề:

Đông Nam Á thời phong kiến (Bài 8 và Bài 9)

1

11

1. Kiến thức.

- Những nét chính về điều kiện hình thành và sự ra đời của các vương quốc cổ ở Đông Nam Á. Tập trung những sự kiện chính về sự hình thành và phát triển của Vương quốc Campuchia và Vương quốc Lào( theo hướng dẫn của Bộ)

- Sự hình thành, phát triển của các quốc gia phong kiến Đông Nam Á.

Học sinh hiểu được các chặng đường lịch sử.

2. Năng lực

- Thông qua bài học, rèn luyện cho học sinh kỹ năng khái quát hóa, kĩ năng lập bảng thống kê.

- Biết khai thác nội dung tranh ảnh.

- Năng lực tư duy, vận dụng, khái quát; Năng lực hoạt động nhóm và thuyết trình.

3. Phẩm chất.

Giúp học sinh biết quá trình hình thành và phát triển không ngừng của các dân tộc trong khu vực, qua đó giáo dục các em tình đoàn kết và trân trọng những giá trị lịch sử, đặc biệt là truyền thống của 2 dân tộc Lào và Campuchia.

- Tổ chức dạy học trên lớp.

 

+ Mục 1. Sự ra đời của các vương quốc cổ ở ĐNA (Khái quát cơ sở hình thành và giới thiệu 1 số vương quốc cổ ở Đông Nam Á.

+ Mục 2. Sự hình thành và phát triển các quốc gia phong kiến ở ĐNA.

+ Cả bài Vương quốc Cam-Pu-chia và vương quốc Lào chỉ tập trung những sự kiện chính về sự hình thành và phát triển vương quốc CPC, Lào.

 

8

Chủ đề:

Tây Âu thời trung đại (Bài 10 và Bài 11)

2

12

13

1. Kiến thức

- Hiểu được khái niệm phát kiến địa lí.

- Những cuộc phát kiến địa lí tiêu biểu và hệ quả của nó.

2. Năng lực    

- Củng cố kĩ năng sử dụng sách giáo khoa, tài liệu tham khảo để nhận thức, đánh giá sự kiện lịch sử. Kỹ năng sử dụng lược đồ, bản đồ, tranh ảnh tư liệu lịch sử.

- Hình thành năng lực tự học.

3. Phẩm chất

Giúp học sinh thấy được công lao của các nhà phát kiến địa lí và củng cố niềm tin vào khoa học, hiểu rõ qui luật phát triển của lịch sử.

- Tổ chức dạy học trên lớp.

- Nhằm đảm bảo tính hệ thống, liên thông, liên tiếp về các nội dung chính của Tây Âu thời trung đại.

+ Mục 1: Thời kỳ hình thành và phát triển (tập trung vào khái quát những việc làm của người Giéc man đã tác động đến sự hình thành quan hệ sản xuất phong kiến ở châu Âu, sự ra đời các vương quốc PK Tây Âu; Lãnh địa và thành thị trung đại.

+ Mục 2: Tây Âu thời hậu kỳ trung đại (Nguyên nhân, các cuộc phát kiến, hệ quả của những cuộc phát kiến địa lý và sự nảy sinh chủ nghĩa tư bản)

 

9

Bài 12: Ôn tập LSTG thời nguyên thủy, cổ và trung đại

1

14

1. Kiến thức.

- Những nội dung chính của xã hội nguyên thủy.

- Sự khác nhau của chế độ xã hội Phương Đông và Phương Tây.

- Những thành tựu văn hóa của con người đạt được.

2. Năng lực

Rèn luyện cho học sinh kĩ năng khai thác sgk, phân tích, liên hệ, hệ thống kiến thức.

Năng lực tư duy lịch sử.

3. Phẩm chất.

Giáo dục cho học sinh thấy được tinh thần vươn lên, sáng tạo của con người trong quá trình sống từ đó có ý thức vươn lên trong học tập.

Tổ chức ôn tập trên lớp theo ma trận của Sở Giáo dục.

Hệ thống hóa được những nội dung chính và sự kiện tiêu biểu của lịch sử thế giới thời nguyên thủy, cổ đại và trung đại.

 

10

Ôn tập

1

15

 

Tổ chức dạy học trên lớp.

Dạy bổ sung kiến thức và hướng dẫn HS ôn tập theo ma trận của Sở.

11

Ôn tập

1

16

 

Tổ chức dạy học trên lớp.

Dạy bổ sung kiến thức và hướng dẫn HS ôn tập theo ma trận của Sở.

12

Ôn tập

1

17

 

Tổ chức dạy học trên lớp.

Dạy bổ sung kiến thức và hướng dẫn HS ôn tập theo ma trận của Sở.

13

Kiểm tra

cuối học kì I

1

18

Kiểm tra theo đề của Sở.

 

   HỌC KÌ II -17 TUẦN (34 tiết - Từ tuần 19 đến tuần 35 (thực học))

STT

Chủ đề

Bài học

 

Số tiết

 

Yêu cầu cần đạt

 

Hình thức/ địa điểm tổ chức dạy học

Gợi ý Hướng dẫn thực hiện

Tổng

Chi tiết

 

1

Bài 13:

VN thời nguyên thủy

 

 

 

Đã tích hợp ở bài 1 và bài 2 phần lịch sử thế giới

2

Bài 14:

Các quốc gia cổ đaị trên đất nước VN

1

19

 

1. Kiến thức

- Những nét đại cương về sự hình thành ba nhà nước cổ đại trên đất nước Việt Nam.

- Giá trị văn hóa được định hình và phác họa thời kì dựng nước.

2. Năng lực

- Năng lc chung: Tự học, giải quyết vn đề, sử dụng ngôn ngữ, sáng to.

- Năng lực chuyên biệt: Năng lực tái hiện sự kiện lịch sử về các quốc gia cổ đại.   Năng lực so sánh, phân tích, nhận xét, rút ra mối quan hệ giữa lịch sử thế giới với lịch sử dân tộc.

Quan sát, so sánh các hình ảnh để rút ra nước. Bước đầu rèn luyện kĩ năng xem xét các sự kiện lịch sử trong mối quan hệ giữa không gian, thời gian và xã hội.

3. Phẩm chất

Bồi dưỡng tinh thần lao động sáng tạo, ý thức về cội nguồn dân tộc, lòng yêu quê hương đất nước và ý thức giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.

 

Tổ chức dạy học trên lớp hoặc tự tìm hiểu ở nhà (tìm hiểu trước những nét chính về quốc gia Văn Lang - Âu Lạc, quốc gia cổ Cham-pa, quốc gia cổ Phù Nam.).

 

 

GV hướng dẫn học sinh tập trung vào các dữ liệu sau:

- Tóm tắt quá trình hình thành quốc gia Văn Lang - Âu Lạc, quốc gia cổ Cham-pa, quốc gia cổ Phù Nam.

- Trình bày những nét khái quát về tình hình kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của các quốc gia Văn Lang - Âu Lạc, Cham Pa và Phù Nam.

- Lí giải được ba quốc gia trên, vì sao:

+ Văn Lang - Âu Lạc: là tiền thân của nước Việt Nam ngày nay…

+ Cham Pa: từ sau thế kỉ XV trở thành một bộ phận lãnh thổ, cư dân và văn hóa Việt Nam…

+ Phù Nam: cuối thế kỉ VI suy yếu, bị Chân Lạp thôn tính…

- Những đóng góp của ba quốc gia đối với dân tộc Việt Nam, đặc biệt trong lĩnh vực văn hóa.

 

3

Chủ đề: Thời Bắc thuộc và các cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc (Từ thế kỉ II TCN đến đầu thế kỉ X). (Bài 15 và Bài 16)

2

20

21

1. Kiến thức

- Giúp Hs nắm được những nội dung cơ bản của các chính sách đô hộ của các triều đại phong kiến phương Bắc ở nước ta về tổ chức bộ máy cai trị, chính sách bóc lột về kinh tế, chính sách đồng hoá dân tộc. Nắm được những chuyển biến kinh tế, văn hoá, xã hội nước ta trong thời Bắc thuộc.

2.Năng lực:

- Bồi dưỡng kĩ năng liên hệ giữa nguyên nhân với kết quả, chính trị với kinh tế văn hoá xã hội.

3. Phẩm chất

- Giáo dục tinh thần đấu tranh bền bỉ chống đồng hoá của nhân dân ta.

 

Tổ chức dạy học trên lớp.

 

GV hướng dẫn học sinh tập trung vào các dữ liệu sau:

1. Chế độ cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc

2. Một số cuộc đấu tranh tiêu biểu của nhân dân ta từ thế kỉ I đến đấu thế kỉ X. (Hướng dẫn học sinh lập bảng thống kê các sự kiện tiêu biểu).

4

Chủ đề:

Chế độ phong kiến Việt Nam (TK X – TK XVIII). (Bài 17 và 21)

2

22

23

1. Kiến thức:

- Quá trình xây dựng và hoàn chình Nhà nước phong kiến Việt Nam diễn ra trong một thời gian lâu dài trên một lãnh thổ thống nhất.

- Sự sụp đổ của triều đình nhà Lê đã dẫn đến sự phát triển của các thế lực phong kiến.

- Nhà Mạc ra đời và tồn tại hơn nửa thế kỉ đã góp phần ổn định xã hội trong một thời gian.

- Chiến tranh phong kiến diễn ra trong bối cảnh xã hội Việt Nam thế kỉ XVI - XVIII đã dẫn đến sự chia cắt đất nước.

- Tuy ở mỗi miền (Đàng Trong, Đàng Ngoài) có chính quyền riêng nhưng chưa hình thành hai nước.

2. Năng lực: Rèn luyện kỹ năng phân tích so sánh. - Năng lực hợp tác, giải quyết vấn đề.

3. Phẩm chất:

- Bồi dưỡng ý thức độc lập dân tộc, bảo vệ sự   thống nhất nước nhà.

- Bồi dưỡng niềm tự hào dân tộc.

- Giáo dục lòng yêu quê hương, đất nước, ý thức được vị trí của lao động và trách nhiệm lao động xây dựng quê hương đất nước.

 

- Tổ chức dạy học trên lớp.

 

GV hướng dẫn học sinh tập trung vào các dữ liệu sau:

I. Bước đầu xây dựng nhà nước phong kiến độc lập ở thế kỉ X

II. Quá trình phát triển và hoàn chỉnh nhà nước phong kiến ở các thế kỉ XI-XV

III. Những biến đổi của nhà nước phong kiến ở các TK XVI - XVIII.

5

Chủ đề:

Kinh tế của nhà nước phong kiến Việt Nam từ thế kỉ X- nửa đầu thế kỉ XIX (Bài 18; 22; 25)

3

24

25

26

1.Kiến thức:

- Biết được những nét chính về tình hình kinh tế Việt Nam từ thế kỉ X- XVIII

- Trải qua nhiều thế kỉ độc lập, mặc dù còn gặp khó khăn,đất nước có nhiều biến động, song nhân dân ta vẫn xây dựng 1 nền kinh tế đa dạng và hoàn thiện.

- Kinh tế chủ yếu là nông nghiệp, thủ công nghiệp ngày càng phát triển và đa dạng, chất lượng được nâng cao. Kinh tế hàng hóa phát triển mạnh mẽ tạo điều kiện cho sự hình thành và phồn vinh của các đô thị.

(tk XVI-XVIII)

2. Năng lực:

- Tự hào về những thành tựu kinh tế dân tộc ta đạt được thời phong kiến.

- Thấy được những hạn chế trong nền kinh tế phong kiến trong giai đoạn phát triển của nó, từ đó liên hệ với thực tế.

3. Phẩm chất: Rèn cho hs kĩ năng phân tích, nhận xét, liên hệ thực tế.

 

- Tổ chức dạy học trên lớp.

 

GV sắp xếp lại các nội dung của 3 bài 18, 22 và mục 2 của bài 25. Với các nội dung:

I. Công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế từ thế kỉ X-XV

II. Tình hình kinh tế ở các thế kỉ XVI-XVIII.

III. Kinh tế nhà Nguyễn thế kỉ ở nửa đầu thế kỉ XIX. (khái quát 1 số chính sách của nhà Nguyễn về kinh tế).

6

Chủ đề:

Những cuộc chiến đấu chống ngoại xâm thế kỷ X – XVIII (Bài 19; 23)

2

27

28

1. Kiến thức

- Từ thế kỷ X – XVIII, nhân dân Việt Nam phải liên tiếp tổ chức những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, bảo vệ Tổ quốc.

- Trong sự nghiệp chống ngoại xâm vĩ đại đó, không chỉ nổi lên những trận quyết chiến đầy sáng tạo mà còn xuất hiện một loạt các nhà chỉ huy quân sự tài năng.

2. Năng lực

- Năng lực thực hành bộ môn: quan sát tranh ảnh, lược đồ.

- Năng lực hợp tác, giải quyết vấn đề.

- Năng lực báo cáo thuyết trình, phản biện, đánh giá sản phẩm.

Rèn luyện kỹ năng sử dụng bản đồ trong học tập, tích cực bồi dưỡng kỹ năng phân tích, tổng hợp.

- Rèn luyện kỹ năng phân tích, so sánh.

3. Phẩm chất.

- Giáo dục lòng yêu nước, ý thức bảo vệ nền độc lập và thống nhất của Tổ quốc.

- Bồi dưỡng niềm tự hào dân tộc và lòng biết ơn với các thế hệ tổ tiên, các anh hùng dân tộc đã chiến đấu quên mình vì Tổ quốc.

 

- Tổ chức dạy học trên lớp.

- Cho học sinh tự tìm hiểu ở nhà một số anh hùng dân tộc tiêu biểu và diễn biến một số cuộc đấu tranh chống ngoại xâm

GV hướng dẫn học sinh:

- Liệt kê được các cuộc kháng chiến, khởi nghĩa chống ngoại xâm ở các TK X - XVIII.

- Nêu được đặc điểm và nguyên nhân thắng lợi của các cuộc kháng chiến đó.

- Kể tên các anh hùng dân tộc gắn liền với các cuộc kháng chiến.

- Một số nét tiêu biểu về phong trào Tây Sơn, vương triều Tây Sơn; vai trò, công lao của phong trào nông dân Tây Sơn nói chung và Quang Trung - Nguyễn Huệ nói riêng đối với lịch sử dân tộc.

7

Chủ đề:

Văn hoá dân tộc từ thế kỉ X- nửa đầu thế kỉ XIX (Bài 20; 24; 25)

3

29

30

31

1. Kiến thức

- Nắm được văn hóa Đại Việt thế kỉ XI đến nửa đầu thế kỉ XIX

- Trình bày được tình hình tư tưởng, tôn giáo, văn hóa, giáo dục, khoa học kĩ thuật nước ta từ thế kỉ XI – nửa đầu tk XIX.

2. Năng lực

- Năng lực thực hành bộ môn: quan sát tranh ảnh, lược đồ.

- Năng lực hợp tác, giải quyết vấn đề.

- Năng lực báo cáo thuyết trình, phản biện, đánh giá sản phẩm.

- Rèn luyện kỹ năng sử dụng bản đồ trong học tập, tích cực bồi dưỡng kỹ năng phân tích, tổng hợp.

- Rèn luyện kỹ năng phân tích, so sánh.

3. Phẩm chất.

- Giáo dục tình yêu quê hương đất nước qua các tác phẩm văn học, giá trị nghệ thuật, kiến trúc …

- Bồi dưỡng niềm tự hào, ý thức bảo vệ các di sản văn hóa dân tộc.

 

- Tổ chức dạy học trên lớp hoặc tự tìm hiểu ở nhà, (sưu tầm một số tác phẩm văn học tiêu biểu của dân tộc thế kỉ X-XIX).

 

GV sắp xếp lại nội dung các phần của Bài 20, Bài 24 và mục 3 của Bài 25 thành một chủ đề: Văn hoá dân tộc từ thế kỉ X- nửa đầu thế kỉ XIX với các nội dung: (Lập bảng thống kê)

I. Xây dựng và phát triển văn hóa dân tộc trong các thế kỷ X-XV

Giáo dục, văn học, nghệ thuật, khoa hoc- kĩ thuật

II. Tình hình văn hoá ở các thế kỉ XVI-XVIII

1. Tư tưởng, tôn giáo

2. Nghệ thuật, khoa học-kĩ thuật

III. Tình hình văn hoá ở các thế kỉ ở nửa đầu thế kỉ XIX

1. Tư tưởng, tôn giáo

2. Nghệ thuật, khoa học-kĩ thuật

- Tích hợp liên môn với Ngữ văn một số tác phẩm văn học tiêu biểu của dân tộc thế kỉ X-XIX.

8

Chủ đề:

Tình hình chính trị - xã hội dưới triều Nguyễn ở nửa đầu thế kỉ XIX (Bài 25; 26)

2

32

33

1. Kiến thức.

- Tình hình chính trị,xã hội ở nước ta nửa đầu thế kỷ XIX dưới vương triều Nguyễn.

- Thống trị nước ta vào lúc chế độ phong kiến đã bước vào giai đoạn suy vong lại là những người thừa kế của giai cấp thống trị cũ, vương triều Nguyễn không tạo được điều kiện đưa đất nước sang một giai đoạn phát triển mới phù hợp với hoàn cảnh của thế giới.

2. Năng lực

- Năng lực thực hành bộ môn: quan sát tranh ảnh, lược đồ.

- Năng lực hợp tác, giải quyết vấn đề. Năng lực báo cáo thuyết trình, phản biện, đánh giá sản phẩm. Rèn luyện cho học sinh kĩ năng phân tích và đánh giá khách quan về nhà Nguyễn.

3. Phẩm chất.

Bồi dưỡng kiến thức trách nhiệm với nhân dân, quan tâm đến đời sống cộng đồng.

Tổ chức dạy học trên lớp.

 

Gv sắp xếp lại các phần còn lại của Bài 25 và Bài 26 thành một chủ đề: Tình hình chính trị - xã hội dưới triều Nguyễn ở nửa đầu thế kỉ XIX với các nội dung:

I. Xây dựng và củng cố bộ máy nhà nước dưới triều Nguyễn ở nửa đầu thế kỉ XIX.

II. Tình hình xã hội và đời sống nhân dân, các phong trào đấu tranh.

 

 

 

9

Bài 27: Quá trình dựng nước và giữ nước.

 

 

HS tự học

10

Bài 28: Truyền thống yêu nước của dân tộc VN thời phong kiến.

 

 

HS tự học

11

Ôn tập

1

34

 

Tổ chức ôn tập trên lớp.

 

12

Kiểm tra

giữa học kì II

1

35

Nội dung kiến thức theo sự thống nhất của TCM, Kiểm tra chung toàn khối 70% TN + 30% TL

13

Chủ đề:

Các cuộc cách mạng tư sản đầu thời cận đại (Bài 29,30,31; 33)

5

36

37

38

39

40

1 Kiến thức

- Biết Cách mạng Hà Lan được xem là cuộc cách mạng tư sản đầu tiên trên thế giới.

- Biết được nguyên nhân, diễn biến, kết quả, ý nghĩa, tính chất của các cuộc CMTS đầu thời cận đại.

- Giải thích được tính chất của các cuộc CMTS.

-Hiểu được các cuộc CMTS đầu thời cận đại diễn ra dưới những hình thức khác nhau và đều mở đường cho CNTB phát triển.

2. Phẩm chất: Các cuộc cách mạng tư sản đầu thời cận đại, thể hiện mặt tích cực ở việc xóa bỏ chế độ phong kiến,ách thống trị của thực dân nhưng chỉ là thay đổi hình thức bóc lột, một chế độ mới tinh vi hơn đang hình thành.

3. Năng lực: Rèn luyện kĩ năng sử dụng SGK phân tích, khái quát, tổng hợp, đánh giá sự kiện…

 

- Tổ chức dạy học trên lớp.

 

GV hướng dẫn học sinh

* 1. Cách mạng tư sản Anh

- Nêu được tiền đề dẫn đến CM tư sản Anh

- Lập niên biểu những sự kiện chính trong diễn biến cách mạng.

- Nêu được kết quả; phân tích được tính chất, ý nghĩa cách mạng Anh.

* 2. Chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ

- Nêu được sự phát triển của chủ nghĩa tư bản ở Bắc Mĩ và nguyên nhân bùng nổ chiến tranh.

- Lập niên biểu các sự kiện chính trong diễn biến chiến tranh

- Trình bày được kết quả, tính chất, ý nghĩa của cuộc chiến tranh giành độc lập ở Bắc Mĩ.

* 3. Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII

Nêu ngắn gọn về kinh tế, xã hội, tư tưởng của nước Pháp.

Hướng dẫn HS lập niên biểu tiến trình cách mạng, nhấn mạnh sự kiện 14/7, "Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền", nền chuyên chính dân chủ cách mạng Gia-cô-banh.

* 4. Hoàn thành cách mạng tư sản ở châu Âu và Mĩ giữa thế kỉ XIX. (Dạy nội dung: nội chiến ở Mĩ 1861-1865)

(vì mục thống nhất nước Đức, Italia (HS tự học)

14

Chủ đề:

Cách mạng công nghiệp ở châu Âu, các nước tư bản chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa (Bài 32 và 34)

1

41

 

1 Kiến thức

- Biết được những tiền đề của cuộc cách mạng công nghiệp, những phát minh lớn và ý nghĩa của những phát minh dó với đời sống xã hội.

- Rút ra kết luận về hệ quả của cách mạng công nghiệp. Cùng với việc nâng cao năng suất lao động, giai cấp tư sản bóc lột đối với công nhân ngày càng tinh vi và triệt để hơn, mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản và giai cấp vô sản ngày càng thêm sâu sắc.

- Hiểu được tác dụng của cuộc cách mạng công nghiệp đối với việc xây dựng đất nước trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay.

-Thành tựu KH-KT cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX

2. Kỹ năng:

- Rèn luyện kỹ năng phân tích đánh giá bước phát triển của máy móc, tác động của cách mạng công nghiệp đối với kinh tế xã hội.

- Kỹ năng khai thác tranh ảnh trong SGK.

- Rèn luyện kỹ năng phân tích đánh giá, liên hệ thực tế.

3. Phẩm chất:

Giáo dục thái độ trân trọng những thành tựu khoa học mà nhân loại đã đạt được, đồng thời giáo dục các em có lòng ham mê, sáng tạo trong học tập, trong cuộc sống; có ý thức tìm tòi, nghiên cứu khoa học, kỹ thuật.

 

- Tổ chức dạy học trên lớp.

 

1. Cách mạng CN Anh. (Tiền đề CM, Thành tựu (GV hướng dẫn học sinh lập bảng).

2. Hệ quả của cách mạng CN..

3. Thành tựu KH-KT cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX.(lập bảng)

 

 

15

Bài 35:

Các nước đế quốc Anh, Pháp, Đức, Mĩ và sự bành trướng thuộc địa

 

 

Học sinh tự học

16

Chủ đề:

Sự hình thành và phát triển của phong trào công nhân ở thế kỉ XIX đến nửa đầu thế kỉ XX (Bài 36, 37,38,39,40)

3

42

43

44

 

* Tiết 1:

1. Phong trào công nhân thế kỷ XIX (ghép mục 2 bài 36 với mục 1 bài 39) (mục 1 bài 36 và mục 2 bài 39 HS tự học)

2. Chủ nghĩa xã hội không tưởng.

* Tiết 2: Ghép Bài 37 với bài 38

1. Tổ chức Đồng minh những người cộng sản và Tuyên ngôn Đảng cộng sản.(mục 2 bài 37) (mục 1 bài 37 HS đọc thêm)

2. Giới thiệu nét chính về Quốc tế thứ nhất. (mục I bài 38)

3. Cách mạng 18/3/1871. Công xã Pari - Nhà nước kiểu mới. (mục II.1 và mục II.2 bài 38)

* Tiết 3: Bài 40: Lê-nin và phong trào công nhân nửa đầu thế kỉ XX.

GV hướng dẫn HS:

- Nêu được những hoạt động bước đầu của Lênin trong phong trào công nhân ở Nga.

- Nêu và lí giải được cuộc cách mạng 1905-1907 ở Nga là cuộc cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới (do giai cấp vô sản lãnh đạo, giải quyết những nhiệm vụ của cuộc cách mạng dân chủ tư sản và đặt cơ sở cho việc chuyển sang cách mạng xã hội chủ nghĩa.

- So sánh được CMDCTS kiểu cũ và CMDCTS kiểu mới

17

Lịch sử địa phương: Quá trình hình thành và phát triển của huyện Đại Lộc đến nửa đầu thế kỷ XIX..

2

45

46

1. Kiến thức: Học sinh biết được:

- Quá trình hình thành của huyện ĐLộc từ buổi đầu đến đầu thế kỉ XIX.

- Những nét khái quát về ĐKTN, đặc biệt vị trí địa lí, lịch sử trong địa bàn huyện Đại Lộc.

- Những nét chính về kinh tế, văn hoá của huyện.

- Sơ lược truyền thống đấu tranh trong buổi đầu của thế kỉ XX.

2. Kĩ năng: Giúp hs khả năng liên hệ giữa lịch sử dân tộc và lịch sử địa phương.

3. Phẩm chất: Giáo dục lòng yêu nước, lòng tự hào về truyền thống quê hương và nhận thức được trách nhiệm xây dựng và đóng góp cho quê hương giàu đẹp.

- Tổ chức dạy học trên lớp hoặc tự tìm hiểu ở nhà

- Quá trình hình thành của huyện ĐLộc từ buổi đầu đến đầu thế kỉ XIX.

- Những nét khái quát về ĐKTN, đặc biệt vị trí địa lí, lịch sử trong địa bàn huyện Đại Lộc.

- Những nét chính về kinh tế, văn hoá của huyện.

- Sơ lược truyền thống đấu tranh trong buổi đầu của thế kỉ XX.

 

18

Ôn tập

1

47

 

Dạy bổ sung kiến thức và hướng dẫn HS ôn tập theo ma trận của Sở.

19

Ôn tập

1

48

 

Dạy bổ sung kiến thức và hướng dẫn HS ôn tập theo ma trận của Sở.

20

Ôn tập

1

49

 

Dạy bổ sung kiến thức và hướng dẫn HS ôn tập theo ma trận của Sở.

21

Ôn tập

1

50

 

Dạy bổ sung kiến thức và hướng dẫn HS ôn tập theo ma trận của Sở.

22

Ôn tập

1

51

 

Dạy bổ sung kiến thức và hướng dẫn HS ôn tập theo ma trận của Sở.

23

Kiểm tra

cuối học kì II

1

52

                                                               Kiểm tra theo đề của Sở.

                 

 

 

 

           TỔ TRƯỞNG

                          

 

       Trương Như Hà                                                    

          Đại Lộc, ngày 05 tháng 10 năm 2021

                                  

              DUYỆT CỦA BAN GIÁM HIỆU

 

 

                       Tưởng Thị Thoa

 

 

 

 

 

TRƯỜNG THPT HUỲNH NGỌC HUỆ

TỔ: LỊCH SỬ- CÔNG DÂN

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

 

 

 

                                    KHUNG KẾ HOẠCH DẠY HỌC MÔN HỌC CỦA TỔ CHUYÊN MÔN

 

MÔN HỌC: LỊCH SỬ.          KHỐI : 11.

 

(Năm học 2021 - 2022)

 

                                                         Cả năm: 35 tuần (35 tiết) (THỰC HỌC)

 

HỌC KÌ I: 18 tiết - Từ tuần 1 đến tuần 18

 

 

 

 

Stt

          Bài học/Chủ đề

(1)

Số tiết

(2)

Yêu cầu cần đạt

(3)

Hình thức/địa điểm dạy học

(4)

Hướng dẫn thực hiện

(5)

1

Nhật Bản

01(1)

1. Kiến thức:

- Nêu được những nét chính về tình hình Nhật Bản từ đầu TK XIX, đến trước năm 1868.

- Trình bày được nội dung và ý nghĩa của cuộc Duy tân Minh Trị.

- Lí giải được sự thành công của cuộc Duy tân Minh Trị ở Nhật Bản.

- Liên hệ với các cuộc cải cách cùng thời ở châu Á, trong đó có Việt Nam.

- Nêu được những biểu hiện của Nhật Bản khi bước sang giai đoạn CNĐQ.

2. Năng lực:

- Năng lực tự học, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ.

2. Phẩm chất:

- Giáo dục tinh thần yêu nước, chăm chỉ, tinh thần tự cường, tinh thần đổi mới thông qua tấm gương Nhật Bản.

- Biết căm ghét, phẫn nộ trước các chính sách gây chiến tranh, xâm lược.

  Trên lớp và hướng dẫn HS tự học.

GV hướng dẫn HS tự học Mục 1 chỉ giới thiệu những nét chính về tình hình Nhật Bản và rút ra được nguyên nhân cuộc Duy tân Minh Trị thông qua việc đặt ra câu hỏi: tình hình Nhật Bản từ đầu thế kỉ XIX đến trước 1868 có những điểm gì nổi bật? Mục 2 giảng dạy như trước.

Mục 3 tập trung vào những biểu hiện của Nhật Bản khi chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa.

2

Ân Độ

01(2)

1. Kiến thức:

- Nêu được nét chính về tình hình kinh tế - xã hội Ấn Độ nửa sau TK XIX, dưới sự cai trị của thực dân Anh.

- Sự thành lập, hoạt động và vai trò của Đảng Quốc Đại.

2. Năng lực:

- Hình thành năng lực tự học, lập luận, hợp tác, thu thập kiến thức, năng lực tường thuật so sánh, liên hệ, năng lực khai thác lược đồ

3. Phẩm chất:

Bồi dưỡng tinh thần tình đoàn kết gắn bó dân tộc.

Trên lớp

Mục 2. Học sinh tự đọc

mục 3. Đảng Quốc đại (1885-1908): Tập trung vào sự ra đời và hoạt động của Đảng

Quốc đại.

- GV hướng dẫn HS lập bảng thống kê các sự kiện tiêu biểu trong phong trào độc lập ở Ấn Độ 1885-1908. Nêu được  ý nghĩa của phong trào 1905-1908. 

  3

  Trung Quốc

01(3)

1. Kiến thức:

- HS lập được bảng niên biểu thống kê các cuộc ĐT tiêu biểu gồm các nội dung như:thời gian, người lãnh đạo, kết quả, ý nghĩa.

- Nêu và phân tích được sự thành lập, cương lĩnh, mục tiêu của t/c Đồng Minh Hội, nhẫn mạnh vai trò của Tôn Trung Sơn đối với tổ chức này.

- Nêu và phân tích được nét chính về CM Tân Hợi (nguyên nhân, thời gian diễn biến, kết quả, ý nghĩa, hạn chế)

2. Năng lực:

- Hình thành năng lực tự học, năng lực sáng tạo, năng lực khai thác lược đồ, tìm và sử dụng tư liệu, lập bảng thống kê, giao tiếp, hợp tác...

3. Phẩm chất:

- Thái độ chăm chỉ, nhiệt tình khi tham gia các hoạt động tập thể.

Trên lớp và hướng dẫn HS tự học

Mục 1.Học sinh tự đọc

- Ở mục 2. Phong trào đấu tranh của nhân dân Trung Quốc giữa TK XIX - đầu TK XX: 

 GV hướng dẫn HS lập bảng  những nét chính: tên phong trào, thời gian, người lãnh đạo, kết quả và ý nghĩa). (chuẩn bị trước ở nhà)

  4

Chủ đề: Các nước Đông Nam Á(bài 4 và 16)

02(4)

1. Kiến thức:

- Nêu được quá trình xâm lược của các nước phương Tây vào các nước Đông Nam Á.

- Nêu được những nét chính trong phong trào đấu tranh chống xâm lược ở Cam-pu-chia và Lào.

- Nêu và lí giải về mức độ thành công của cuộc cải cách ở nước Xiêm, qua đó giải thích cho nguyên nhân vì sao nước Xiêm là nước duy nhất trong khu vực vẫn giữ được nền độc lập tương đối của minh.

2. Năng lực:

- Hình thành năng lực tự học, hợp tác, sử dụng ngôn ngữ, khả năng khai thác lược đồ, lập bảng thống kê, rút ra bài học lịch sử…

3. Phẩm chất:

- Có tinh thần đoàn kết, ủng hộ cuộc đấu tranh vì độc lập, tiến bộ của   các nước trong khu vực.

Trên lớp kết hợp với hướng dẫn HS tự học

- Tích hợp, cấu trúc phần còn lại ( trừ phần giảm tải) của Bài 4 và Bài 16 thành một chủ đề: Phong trào đấu tranh ở Đông Nam Á từ cuối thế kỉ XIX đến trước Chiến tranh thế giới thứ hai (1939). Cụ thể:

1. Quá trình xâm lược của chủ nghĩa thực dân vào các nước Đông Nam Á ( Hướng dẫn HS tìm hiểu nguyên nhân CNTD xâm lược ĐNA thông qua câu hỏi về nhà trước.)

Mục 2 và 3: Học sinh tự đọc

Mục 4 và 5 tích hợp thành mục 4. Phong trào đấu tranh chống Pháp của nhân dân Cam-pu-chia và Lào cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX. Hướng dẫn HS lập bảng những sự kiện đấu tranh chính của Cam-puchia và Lào. Phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp ở Lào và Campuchia.( hướng dẫn HS lập bảng trước ở nhà với nội dung như : tên cuộc KN , người lãnh đạo, thời gian, địa bàn. Từ đó rút ra những điểm mới của phong trào độc lập dân tộc giữa 2 cuộc chiến tranh thế giới so với cuối TK XIX )

Mục 6. Xiêm giữa thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX. Tập trung làm rõ ý nghĩa những cải cách của vua Ra-ma V đối với sự phát triển của Xiêm.

  5

Châu Phi và khu vực Mĩ latinh (TK XIX-đầu TK XX)

01(5)

1. Kiến thức:

- Nêu được những nét chung về tình hình của châu Phi và khu vực MLT

- Nêu được quá trình xâm lược Châu Phi và khu vực Mĩlatinh của các nước thực dân đế quốc trong thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX.

- Liệt kê được những phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân châu Phi và Mĩ Latinh.

- Lí giải được: nguyên nhân thất bại của phong trào đấu tranh của nhân dân châu Phi trong thời kì này; quá trình lệ thuộc vào Mĩ ở khu vực MLT.

2. Năng lực:

- Nâng cao kỹ năng học tập bộ môn, biết liên hệ kiến thức đã học trong thực tế cuộc sống hiện nay, phân tích tài liệu, sự kiện rút ra kết luận.

3. Phẩm chất:

- Giáo dục thái độ đồng tình ủng hộ cuộc đấu tranh của nhân dân châu Phi, Mĩ Latinh, lên án sự thống trị áp bức, bóc lột của chủ nghĩa thực dân, giáo dục tinh thần đoàn kết quốc tế.

Trên lớp và HD HS tự học

Phần phong trào đấu tranh của nhân dân các nước Châu Phi và Mỹ La tinh cho học sinh nghiên cứu và lập bảng thống kê phong trào đấu tranh tại nhà.

  6

Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918) 

01(6)

1. Kiến thức:

- Lí giải được nguyên nhân dẫn đến Chiến tranh thế giới thứ nhất.

- Trình bày được diễn biến chủ yếu, kết cục tranh, tính chất của chiến.

- Biết trình bày diễn biến chiến sự qua bản đồ, sử dụng tài liệu để rút ra những kết luận, nhận định, đánh giá.

- Phân biệt các khái niệm: “Chiến tranh đế quốc”, “Chiến tranh cách mạng”, “Chiến tranh chính nghĩa”, “Chiến tranh phi nghĩa”.

- Lên án chủ nghĩa đế quốc - nguồn gốc của chiến tranh.

2 . Năng lực:

- Hình thành năng lực hợp tác, năng lực tự học, năng lực tái hiện sự kiện. Năng lực khai thác tư liệu.

3. Phẩm chất:

- Thông qua bài học, bồi dưỡng cho HS tinh thần đấu tranh chống áp bức, bảo vệ hòa bình thế giới, ủng hộ cuộc đấu tranh của nhân dân các nước vì độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.

Trên lớp kết hợp với hướng dẫn HS tự học. 

Mục II. Diễn biến của chiến tranh:

GV hướng dẫn HS tóm tắt diễn biến chiến tranh, không cần sa vào chi tiết . ( Chuẩn bị trước ở nhà)

  7

Những thành tựu văn hóa thời cận đại

1(7)

1. Kiến thức:

- Liệt kế được những thành tựu văn học nghệ thuật tiêu biểu mà con người đã đạt được trong thời kỳ cận đại từ thế kỉ XVII đến đầu thế kỉ XX.

- Trình bày được cuộc đấu tranh trong lĩnh vực tư tưởng dẫn đến sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học.

2. Năng lực:

- Hình thành năng lực nhận biết, giao tiếp, học hỏi, năng lực thực hành bộ môn: Lập bảng biểu liệt kê, năng lực sử dụng kiến thức liên môn…

3. Phẩm chất:

- Thông qua bài học, HS biết trân trọng và phát huy những giá trị văn hoá mà con người đã đạt được trong thời cận đại.

Dạy học trên lớp

Giáo viên hướng dẫn HS:

 - Lập bảng hệ thống về tác giả, tác phẩm nổi tiếng thuộc lĩnh vực văn học, nghệ thuật buổi đầu thời cận đại.

 - Lập bảng hệ thống kiến thức về các nhà văn hóa từ đầu TK XIX đến đầu TK XX: tên tác giả, năm sinh, năm mất, tác phẩm tiêu biểu.

  8

Ôn tập LSTG cận đại

 

1. Kiến thức:

- Hệ thống và khái quát hóa nội dung chủ yếu của lịch sử thế giới cận đại. Các vấn đề cơ bản của lịch sử thế giới cận đạị: CMTS, CNĐQ, PTCN và sự ra đời của CNXHKH, CTTG thứ nhất, những thành tựu văn hoá.

2. Năng lực:

- HS biết hệ thống, phân tích lịch sử, nhận biết các sự kiện, hợp tác, phân tích, tổng hợp các sự kiện....

3. Phẩm chất:

- Củng cố những tư tưởng, tình cảm đúng đắn đã được hình thành qua các bài học.

hướng dẫn HS tự học

Vì giai đoạn LSTG cận đại HS đã được học chi tiết nên chỉ cần hệ thống lại những kiến thức cơ bản theo mẫu gợi ý của SGK trang 44.

GV hướng dẫn HS hoàn thành bảng hệ thống các sự kiện chính của LSTG cận đại. ( lập bảng trước ở nhà)

 - Mục 2. Hướng dẫn HS nhận thức đúng những vấn đề chủ yếu 

  (Có thể tổ chức trò chơi lịch sử để kiểm tra lại kiến thức cơ bản của giai đoạn lịch sử này vì LSTG cận đại đã được học ở lớp 10)( CÓ THỂ ĐƯA VÀO TIẾT NKHOA CUỐI HKI)

  9

Kiểm tra giữa HKI

1(8)

Nội dung kiến thức theo sự thống nhất của TCM

Kiểm tra chung toàn khối

70% TN + 30% TL

10

Cách mạng tháng Mười Nga và công cuộc xây dựng Chủ nghĩa Xã hội ở Liên Xô (1921-1941)

02(9,10)

1. Kiến thức:

- Trình bày được những nét chính về tình hình nước Nga đầu XX.

- Lí giải được vì sao nước Nga năm 1917 lại có hai cuộc CM: CM tháng Hai và CM tháng Mười.

- Nêu được những nét chính về diễn biến của cuộc Cách mạng tháng Hai và Cách mạng tháng Mười 1917.

- Nhận thức được ý nghĩa lịch sử và ảnh hưởng của Cách mạng tháng Mười Nga đến phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.

2. Năng lực:

- Năng lực xác định mục tiêu, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tái hiện sự kiện, năng lực khai thác tư liệu, năng lực vận dụng kiến thức, liên hệ.

3. Phẩm chất:

- Bồi dưỡng cho HS nhận thức đúng đắn và tình cảm cách mạng đối với cuộc Cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười Nga.

Trên lớp và hướng dẫn HS tự học

- Tích hợp, cấu trúc phần còn lại của bài 9 và Bài 10 thành một chủ đề: Cách mạng tháng Mười nga năm 1917 và công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô (1921 - 1941). Cụ thể:

I. Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917.

1. Tình hình nước Nga trước cách mạng.( hướng dẫn HS liệt kê tình hình KT, CT, XH nước Nga bằng câu hỏi chuẩn bị trước)

2. Từ Cách mạng tháng Hai đến Cách mạng tháng Mười.

3. Ý nghĩa lịch sử của Cách mạng tháng Mười Nga. ( HS tự học có hướng dẫn)

II. Chính sách kinh tế mới và công cuộc khôi phục kinh tế (192 - 1925)

1. Chính sách kinh tế mới

2. Sự thành lập Liên bang CHXHCN Xô viết. 

III.  Công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô( 1925- 1941) ( Hướng dẫn HS tự thống kê thành tựu tiêu biểu ở nhà)

11

Chủ đề: Các nước tư bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới( 1918- 1939) Bài 11, 12, 13, 14.

02(11,12,13)

1. Kiến thức:

- Nắm được tình hình chung của các nước tư bản giữa hai cuộc chiến   tranh; việc xác lập một trật tự thế giới mới sau chiến tranh. Bản chất của CNTB 1919 – 1939.

- Nhận thức được sự thiết lập một trật tự thế giới mới theo hệ thống hòa ước Véc-xai-Oa-sinh-tơn chứa đựng đầy mâu thuẫn và không vững chắc. nguy cơ một cuộc chiến tranh thế giới mới.

- Nêu được những tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933 đối với nước Mĩ.

- Trình bày được những Chính sách mới của Tổng thống Rudơven trong việc đưa nước Mĩ thoát khỏi khủng hoảng, bước vào một thời kỳ phát triển mới - sự vươn lên về kinh tế của Mĩ từ su Chiến tranh thế giới thứ nhất

- Nêu được những nét chính về tình hình nước Đức và nước Nhật trong cuộc khủng hoảng kinh tế (1929 – 1933).

- Nêu được quá trình phát xít hóa chính quyền ở Đức và Nhật Bản.

- Lí giải được vì sao CNPX lên nắm quyền được ở Đức và vì sao quá trình quân phiệt hóa lại diễn ra trong suốt những năm 30 – tk XX ở Nhật.

2. Năng lực:

- Biết khai thác, sử dụng tranh ảnh, tư liệu, và biết so sánh, phân tích mối quan hệ quốc tế trong Trật tự thế giới theo hệ thống Véc xai – Oasinhtơn, nguyên nhân và hậu quả của khủng hoảng kinh tế 1929 -1933.

- Hình thành năng lực tự học, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ.

3. Phẩm chất:

- Giáo dục tinh thần quốc tế chân chính, tin tưởng vào phong trào đấu tranh của nhân dân lao động, ý thức, ngăn chặn sự phát sinh phát triển của chủ nghĩa phát xít.

 

Trên lớp và hướng dẫn HS tự học

- Tích hợp, cấu trúc phần còn lại của 4 bài thành một chủ đề: Các nước tư bản chủ nghĩa giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 – 1939)

I. Tình hình các nước tư bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 – 1939)

1. Thiết lập trật tự thế giới mới theo hệ thống Vécxai – Oasinhtơn

2. Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933 và hậu quả của nó. Chỉ tập trung khái quát cuộc khủng khoảng.

Mục 4. Phong trào Mặt trận nhân dân chống phát xít và nguy cơ chiến tranh. Học sinh tự đọc

II. Các nước tư bản giai đoạn 1929 – 1939

1. Nước Đức

a. Khủng hoảng kinh tế và quá trình Đảng Quốc xã lên cầm quyền

b. Nước Đức trong những năm 1933 – 1939.

(Nước Đức (1918 - 1939): hướng dẫn HS tìm hiểu về quá trình lên nắm quyền của Đảng Quốc xã và chính sách của Chính phủ Hít-le (1933 - 1939))

2. Nước Mĩ

a. Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933 ở Mĩ.

b. Chính sách mới của Tổng thống Mĩ Rudơven

3. Nhật Bản

a. Khủng hoảng kinh tế ở Nhật Bản

b. Quá trình quân phiệt hóa bộ máy nhà nước và cuộc đấu tranh của nhân dân

 (Hướng dẫn HS chuẩn bị ở nhà với hệ thống câu hỏi như sau: 

- Qúa trình khủng hoảng của các nước .

- Biện pháp giải quyết khủng hoảng.

- Qúa trình phát xít hóa bộ máy nhà nước của Nhật và Đức khác nhau như thế nào.

12

Ngoại khóa

02(14,15)

 

Tại lớp hoặc trước cờ.

thông qua các trò chơi lịch sử, đố vui,  Đường lên đỉnh Olimpia, Rung chuông vàng, Theo dòng lịch sử…Nội dung bám sát kiến thức HKI

13

Ôn tập

01(16,17)

1. Kiến thức:

- Ôn tập, củng cố và hệ thống lại tất cả các kiến thức của Phần I: Lịch sử thế giới cận đại với các chương I; II; III và phần hai: Lịch sử thế giới hiện đại (từ 1917- 1945) với các chương I; II.

- Làm được các câu hỏi bài tập được giao.

- Củng cố hơn nữa về ý thức và sự yêu thích học tập bộ môn.

2. Năng lực:

- Hình thành năng lực tự học, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề...

3. Phẩm chất:

- Cần cù, chăm chỉ...

Trên lớp. 

thông qua hệ thống câu hỏi mà GV đã cho HS về nhà chuẩn bị hoặc tổ chức trò chơi như ô chữ, mảnh ghép…

-Bám sát ma trận của Sở để ôn tập chuẩn bị ktra cuối hk1.

-Ôn tập lại những nội dung hướng dẫn HS tự học ở chủ đề CÁC NƯỚC ĐNA và bài ÔN TẬP LSTG CẬN ĐẠI.

14

Kiểm tra cuối học kì 1

01(18)

1. Năng lực:

- Rèn luyện cho học sinh kĩ năng trình bày vấn đề lịch sử. Vận dụng các kiến thức cơ bản để trả lời các câu hỏi TNKQ.

- Kĩ năng phân tích đề. Vận dụng, liên hệ kiến thức lịch sử đã học để giải quyết những vấn đề thực tiễn

2. Phẩm chất:

   Giáo dục cho học sinh cách nhìn nhận, đánh giá khách quan vấn đề lịch sử. Đồng thời có thái độ nghiêm túc trong học tập.

 

Theo kế hoạch của Sở.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

HỌC KÌ II. 17 tiết - Từ tuần 19 đến tuần 35 (thực học)

 

 

 

 

Stt

          Bài học/Chủ đề (1)

Số tiết (2)

Yêu cầu cần đạt

(3)

Hình thức/địa điểm dạy học    (4)

Hướng dẫn thực hiện

(5)

1








  Bài 17. Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945)




 

19,

20



1. Kiến thức:

- Nêu và lí giải được những nguyên nhân cơ bản và con đường dẫn đến chiến tranh.

- Liệt kê và nêu được ý nghĩa các sự kiện chính trong diễn biến của chiến tranh.

- Trình bày được hậu quả và đánh giá được tính chất của cuộc chiến tranh này – So sánh với CTTG I.

2. Năng lực:

- Tự học, hợp tác, giải quyết vấn đề

- Rèn kĩ năng sử dụng lược đồ lược đồ chiến sự.

3. Phẩm chất:

- Nhận thức đúng đắn về chiến tranh và hậu quả khủng khiếp của nó đối với nhân loại. Từ đó nâng cao ý thức lên án, chống chiến tranh, bảo vệ hoà bình.

- Học tập tinh thần chiến đấu ngoan cường, dũng cảm của quân đội và nhân dân các nước trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa phát xít, giành độc lập dân tộc và bảo vệ hoà bình thế giới.

  Trên lớp và hướng dẫn HS tự học.

- GV phân tích, giảng giải nội dung con đường dẫn tới chiến tranh. Hướng dẫn HS rút ra nguyên nhân sâu xa của cuộc chiến.

 Hướng dẫn học sinh tìm hiểu diễn biến chính của chiến tranh, Nêu ý nghĩa các sự kiện chính.( Chuẩn bị trước ở nhà với sự HD của GV)

 Phân tích một số mốc quan trọng trong tiến trình chiến tranh để thấy rõ tính chất của chiến tranh và vai trò của Liên Xô trong việc kết thúc chiến tranh. 

- Nhận thức và thái độ của HS về chiến tranh.

- Mối Liên hệ, sự tác động của CTTG II đến VN ( 1939-1945). 

2. 

Bài 18. Ôn tập LSTG hiện đại 1917-1945.

 

1. Kiến thức:

- Ôn tập những nội dung chính đã học và những sự kiện lịch sử tiêu biểu: sự tiến bộ về khoa học – kĩ thuật, các nước tư bản chủ yếu, cao trào cách mạng thế giới, chiến tranh thế giới thứ hai.

- Củng cố, nâng cao tư tưởng cách mạng, lòng yêu nước và chủ nghĩa quốc tế chân chính.

- Nhận thức rõ bản chất của CNTB, chủ nghĩa thực dân, chủ nghĩa phát xít và nâng cao tinh thần chống chiến tranh, chống chủ nghĩa phát xít, bảo vệ hoà bình thế giới.

- Củng cố kĩ năng lập bảng hệ thống kiến thức lịch sử theo niên đại.

2. Năng lực:

- Phát triển kĩ năng tổng hợp, khái quát vấn đề lịch sử, kỹ năng tổng hợp phân tích đánh giá các sự kiện lịch sử..

3. Phẩm chất:

- Củng cố, nâng cao tư tưởng cách mạng, lòng yêu nước và chủ nghĩa quốc tế chân chính.

- Hiểu rõ bản chất của CNTB, chủ nghĩa thực dân, chủ nghĩa phát xít và nâng cao tinh thần chống chiến tranh, chống chủ nghĩa phát xít, bảo vệ hoà bình thế giới.

Hướng dẫn HS tự học ( có kiểm tra)

GV cho câu hỏi và bài tập về nhà dưới hình thức TN và TL. Sau đó GV kiểm tra việc thực hiện của các em …

3.

Chủ đề: Nhân dân Việt Nam kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược(1858- 1884) (bài 19, 20)

21,

22,

23

1. Kiến thức:

- Nêu được tình hình VN đến giữa TK XIX

- Liệt kê được quá trình thực dân Pháp mở rộng xâm lược nước ta, từ đó thấy được bản chất và dã tâm xâm lược của chúng.

- Trình bày được cuộc kháng chiến của nhân dân ta trên các mặt trận: Đà Nẵng, Gia Định, Bắc Kì lần I, Bắc Kì lần II.

- Lí giải được nguyên nhân thất bại của cuộc kháng chiến của triều đình và nhân dân ta.

2. Năng lực:

- Tự học, hợp tác, giải quyết vấn đề…

- Rèn kĩ năng sử dụng lược đồ lược đồ chiến sự.

3. Phẩm chất:

- Tự hào về truyền thống chống xâm lược của cha ông.

- Có nhận thức đúng với các nhân vật, sự kiện lịch sử cụ thể.

- Nâng cao lòng yêu nước, ý chí căm thù bọn cướp nước và tay sai bán nước.

Trên lớp và hướng dẫn HS tự học.

  1. I.Tình hình VN đến giữa TK XIX.

2. Học sinh tự học

  1. II.Quá trình xâm lược của TD Pháp và cuộc kháng chiến của nhân dân VN.

 

- GV hướng dẫn HS lập bảng thống kê các sự kiện tiêu biểu về quá trình Pháp tấn công và xâm chiếm Việt Nam.( chuẩn bị trước ở nhà)

Bài 20. Mục I-1. Học sinh tự học

Mục III.1. Học sinh tự học  

- HS lập bảng thống kê các sự kiện tiêu biểu về quá trình đấu tranh chống Pháp của nhân dân Việt Nam.( chuẩn bị trước ở nhà)

. Nguyên nhân thất bại, ý nghĩa lịch sử và những bài học.

  4.

  Bài 21. Phong trào chống Pháp của nhân dân Việt Nam những năm cuối thế kỉ XIX

24, 25

1. Kiến thức:

- HS nêu được Phong trào Cần vương

+ Nguyên nhân sâu xa, trực tiếp. Các giai đoạn phát triển của phong trào, các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu.

+ Vì sao Hương Khê là cuộc k/n tiêu biểu nhất.

- Nét chính cuộc khởi nghĩa Yên Thế - Phong trào yêu nước của nông dân.

2. Năng lực:

- Năng lực tự chủ và tự học : thông qua hoạt động tìm hiểu lịch sử, các nguồn sử liệu, trình bày ý kiến cá nhân...

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: thông qua các hoạt động nhóm

3. Phẩm chất:

- Giáo dục tinh thần yêu nước, ý chí đấu tranh giải phóng dân tộc, bước đầu nhận thức được những yêu cầu mới cần phải có để đưa cuộc đấu tranh.

- Quý trọng và biết ơn những ngưòi đã hi sinh vì nền độc lập của Tổ quốc.

Trên lớp

I. 2. Chỉ tìm hiểu khái quát về lãnh đạo, địa bàn và kết cục của mỗi giai đoạn

- Phân chia lớp thành nhiều nhóm, mỗi nhóm tìm hiểu và trình bày về một nhân vật lịch sử: Vua Hàm Nghi, Tôn Thất Thuyết, Phan Đình Phùng, Nguyễn Thiện Thuật,Hoàng Hoa Thám( Phân công HS chuẩn bị trước)…Thông qua việc các em trình bày , GV sẽ làm rõ về các cuộc đấu tranh.

- Chỉ cần nêu Sự kiện tiêu biểu các cuộc KN ở I.1,I.2,I.3,I.4. Ý nghĩa của KN Hương Khê.

- Lập bảng so sánh các giai đoạn của phong trào Cần vương. (ĐỊA BÀN, LÃNH ĐẠO, KẾT CỤC)

Lập bảng so sánh phong trào Cần vương với phong trào  Yên Thế.

5.

Kiểm tra giữa HK 2

26

Nội dung kiến thức theo sự thống nhất của TCM

Kiểm tra chung toàn khối

70% TN + 30% TL

6.

Chủ đề: Việt Nam trong những năm đầu thế kỉ XX đến hết Chiến tranh thế giới thứ nhất (1918). (bài 22 và 24)

27

1. Kiến thức:

- Trình bày được những biểu hiện của sự chuyển biến về kinh tế Việt Nam đầu thế kỉ XX, những chuyển biến về xã hội với sự ra đời của các giai cấp tầng lớp mới.

- Giải thích được nguyên nhân của sự chuyển biến về kinh tế, xã hội.

- Nêu được bản chất bóc lột của thực dân Pháp, căm ghét những kẻ đi xâm lược..., Tác động của CS khai thác của thực dân Pháp đối với kinh tế, xã hội Việt Nam.

- Nêu và đánh giá được tình hình kinh ­tế, xã hội VN dưới tác động của chính sách mà Pháp thực hiện trong chiến tranh.

- Trình bày được sự kiện chính trong buổi đầu hoạt động cứu nước của Nguyễn Ái Quốc.

2. Năng lực:

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: thông qua các hoạt động nhóm

3. Phẩm chất:

- Giáo dục lòng yêu nước, yêu đồng bào trước cách lầm than nô lê. Đả kích lên án sự bóc lột tàn bạo của thực dân xâm lược.

- Trân trọng truyền thống yêu nước của nhân dân ta.

Trên lớp kết hợp với hướng dẫn HS tự học

- M1: Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của Pháp và sự phân hoá trong xã hội Việt Nam.

 

- M 2 : VN trong những năm CTTG thứ I.

7. 

Bài 23. Phong trào yêu nước và Cách mạng ở Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến Chiến tranh thế giới thứ nhất 1914

28

1. Kiến thức:

- Trình bày được những hoạt động của Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh.

- Lí giải được nguyên nhân xuất hiện của những những xu hướng cứu nước của cụ Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh, tính chất dân chủ tư sản của phong trào, nguyên nhân thất bại?

- So sánh sự giống và khác nhau của hai xu hướng cứu nước đầu thế kỉ XX

2. Năng lực:

- Biết sử dụng phương pháp đối chiếu, so sánh các sự kiện lịch sử. Năng lực hợp tác, phát triển ngôn ngữ....

3. Phẩm chất:

- HS biết trân trọng tấm lòng yêu nước của các nhà cách mạng đầu thế kỉ XX.

Trên lớp và hướng dẫn HS tự học

M1 và M2 kết hợp thành bảng so sánh hoạt động của Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh theo các nội dung: Mục tiêu, hình thức, phương pháp đấu tranh, các hoạt động…

GV cho HS chuẩn bị trước ở nhà về tiểu sử của PBC và PCT

  8. 

Sơ kết lịch sử VN từ 1858- 1918

29

1. Kiến thức:

- Nhận thức được các bước phát triển của lịch sử Việt Nam từ khi thực dân Pháp phát động cuộc chiến tranh xâm lược nước ta đến khi két thúc chiến tranh thế giới thứ nhất.

- Nêu được nguyên nhân phát sinh, quá trình phát triển, tính chất nguyên nhân thất bại và ý nghĩa lịch sử của các phong trào yêu nước chống pháp của nhân dân ta trong thời kì lịch sử từ năm 1858 đến năm 1918.

2. Năng lực:

- Khả năng phân tích, tổng hợp, hoạt động nhóm

3. Phẩm chất:

- Bồi dưỡng truyền thống yêu nước, ý chí chiến đấu cho nền độc lập của Tổ quốc, cho sự hạnh phúc của nhân dân trong bất kì hoàn cảnh nào; niềm tin vào khả năng của quần chúng và tiền đồ tươi sáng của dân tộc.

 

Trên lớp kết hợp với hướng dẫn HS tự học. 

GV dưới nhiều hình thức khác nhau sẽ củng cố kiến thức LSVN từ 1858-1918:

- VN trước cuộc xâm lược của Pháp.

-Cuộc kháng chiến của nhân dân ta cuối TK XIX và đầu TK XX.

- Những biến đổi của XH VN từ khi Pháp xâm lược.

9.

Ngoại khóa

30.

1. Kiến thức:

2. Năng lực:

3. Phẩm chất:

Tại lớp hoặc trước cờ.

thông qua các trò chơi lịch sử , đố vui,  Đường lên đỉnh Olimpia, Rung chuông vàng, Theo dòng lịch sử…

10.

Lịch sử địa phương

31.

32

1. Kiến thức:

2. Năng lực:

3. Phẩm chất:

Trên lớp  hoặc nếu có điều kiện cho HS đi tham quan các di tích lịch sử ở địa phương.

cho HS chuẩn bị trước nội dung LS địa phương dựa trên sự lựa chọn nội dung dạy học từ đầu năm. Có thể là LS của Tỉnh hoặc Huyện hoặc chọn di tích tiêu biểu ở địa phương. Tổ chức cho các em thuyết trình hoặc đố vui…

11.

Ôn tập

33,34

1. Năng lực:

   Thiết kế bảng biểu, hệ thống hóa kiến thức

   Phân tích, đánh giá để lựa chọn sự kiện tiêu biểu nhất.

     Năng lực thực hành bộ môn; năng lực tự học, hợp tác, trình bày cho học sinh...

2. Phẩm chất:

     Giáo dục cho học sinh có thái độ trân trọng những tiến bộ của nhân loại trong suốt hơn 3 thế kỉ của thời cận đại trên các lĩnh vực.

     Học sinh có những đánh giá khách quan về chủ nghĩa tư bản, chủ nghĩa đế quốc, biết phòng ngừa, ngăn chặn chiến tranh thế giới.

Trên lớp 

Thông qua hệ thống câu hỏi mà GV đã cho HS về nhà chuẩn bị hoặc tổ chức trò chơi như ô chữ, mảnh ghép…Bám vào bảng đặc tả và ma trận của Sở

-Ôn tập lại những nội dung hướng dẫn HS tự học như bài TK LSTG hiện đại.

12.

Kiểm tra cuối HK II.

35

1. Năng lực:

     Rèn luyện cho học sinh kĩ năng trình bày vấn đề lịch sử. Vận dụng các kiến thức cơ bản để trả lời các câu hỏi TNKQ.

     Kĩ năng phân tích đề. Vận dụng, liên hệ kiến thức lịch sử đã học để giải quyết những vấn đề thực tiễn

2. Phẩm chất:

   Giáo dục cho học sinh cách nhìn nhận, đánh giá khách quan vấn đề lịch sử. Đồng thời có thái độ nghiêm túc trong học tập.

Theo kế hoạch của Sở.

 

 

 

 

 

 

                 TỔ TRƯỞNG

                        

 

              Trương Như Hà                                                    

                  Đại Lộc, ngày 05 tháng 10 năm 2021

                                  

                           DUYỆT CỦA BAN GIÁM HIỆU

 

 

                                     Tưởng Thị Thoa

 

 

 

 

TRƯỜNG THPT HUỲNH NGỌC HUỆ

TỔ: LỊCH SỬ- CÔNG DÂN

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

KHUNG KẾ HOẠCH DẠY HỌC MÔN HỌC CỦA TỔ CHUYÊN MÔN

MÔN HỌC: LỊCH SỬ - KHỐI LỚP 12

(Năm học 2021 - 2022)

 

HỌC KÌ I (Từ tuần 1 đến tuần 18)

           

STT

Chương

Bài học

Số tiết

Yêu cầu cần đạt

Hình thức/ĐĐ dạy học

Gợi ý hướng dẫn thực hiện

1

Chương II. Liên Xô và các nước Đông Âu (1945 - 1991). Liên bang Nga (1991-2000)

Bài 2. Liên Xô và các nước Đông Âu (1945-1991). Liên bang Nga (1991-2000)

(1)

1. Kiến thức:

Những nét lớn về công cuộc XD CNXH của Liên Xô từ 1945 đến giữa những năm 70: Khó khăn của Liên Xô sau chiến tranh thế giới thứ 2; công cuộc khôi phục kinh tế từ 1945 - 1950; công cuộc xây dựng CNXH.

2. Năng lực:

- Phân tích, tổng hợp, đánh giá sự kiện lịch sử.

- Thấy được những thành tựu XDCNXH ở Liên Xô là vô cùng to lớn, có tác động tích cực đến vị thế của LX trên trường quốc tế. Liên xô thực sự là thành trì của CNXH.

- VN vận dụng cơ hội trong quan hệ quốc tế như thế nào để giành độc lập và XD đất nước

3. Phẩm chất:

- Khâm phục tinh thần lao động, tự lực, tự cường của nhân dân Liên Xô.

- Thấy được ưu điểm của nhà nước XHCN và những hạn chế nhất định trong vấn đề phát triển kinh tế.

Dạy học trên lớp










- Các nội dung I.1; II.3; III dạy theo quy định. Có thể bố trí các nội dung như sau:

1.  Liên Xô từ năm 1945 đến giữa những năm 70.

2.  Nguyên nhân tan rã của chế độ XHCN ở Liên Xô và các nước Đông Âu.

3.  Liên bang Nga từ năm 1991 đến năm 2000.

Phần này hướng dẫn học sinh tự học theo gợi ý:

 

Vị thế quốc tế

   

Kinh tế

   

Chính trị 

   

Đối ngoại

   

2



Chương III: Các nước Á, Phi và Mĩ Latinh (1945 -2000).






























Bài 3. Các nước Đông Bắc Á

(2)

1. Kiến thức.

   - Biết được những biến đổi lớn lao của khu vực Đông Bắc Á (Trung Quốc, bán đảo Triều Tiên) sau Chiến tranh thế giới thứ hai.

   - Trình bày được nét nổi bậc về đường lối đổi mới của Trung quốc từ 12-1978.

   2. Năng lực:

   - Giúp học sinh thấy được KV Đông Bắc Á là khu vực có tiềm lực về kinh tế - chính trị trong những năm cuối TK 20 đầu 21.

   - Đông Bắc Á, là KV năng động quan trọng ở châu á nói riêng và TG nói chung.

3. Phẩm chất.

   - Nhận thức được sự ra đời của nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa và hai nhà nước trên bán đảo Triều Tiên không chỉ là thành quả đấu tranh của nhân dân các nước này mà còn là thắng lợi chung của các dân tộc bị áp bức trên thế giới.

    - Nhận thức rõ quá trình xây dựng CNXH diễn ra không theo con đường thẳng tắp, bằng phẳng mà gập ghềnh, khó khăn.

Dạy học trên lớp


















- Mục I dạy theo quy định.

- Mục II.1: Chỉ tập trung vào sự kiện: Sự ra đời nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và ý nghĩa của sự kiện đó.

- Mục II.2: Học sinh tự đọc.

- Mục II.3: Công cuộc cải cách – mở cửa (từ 1978): Chỉ tập trung vào đường lối, thành tựu nổi bật

Nội dung thành tựu kinh tế, khoa học – kĩ thuật văn hóa giáo dục: GV hướng dẫn học sinh tự tìm hiểu theo nội dung SGK:

Lĩnh vực

Thành tựu

 

Kinh tế

Tốc độ PT

 

Quy mô KT

 

Cơ cấu KT

 

Thu nhập BQĐN

 

KH - KT

 

Chính trị

 

Đối ngoại

 

Vị thế quốc tế

 
   

Bài 4. Các nước Đông Nam Á và Ấn Độ

(3,4,5)

1. Kiến thức

- Những nét lớn về quá trình giành độc lập của các quốc gia Đông Nam Á, những mốc chính của tiến trình cách mạng Lào và Campuchia

- Những giai đoạn phát triển và thành tựu xây dựng đất nước của các quốc gia Đông Nam Á, nhóm 5 nước sáng lập ASEAN.

- Hoàn cảnh ra đời, mục tiêu và các giai đoạn phát triển của ASEAN

- Những nét lớn về cuộc đấu tranh giành độc lập và thành tựu xây dựng đất nước của nhân dân Ấn Độ

2. Năng lực:

- Nhận thức được tính tất yếu của sự hợp tác phát triển giữa các nước ASEAN, VN là thành viên không thể tách rời trong khu vực ĐNÁ.

- Đánh giá cao những thành tựu xây dựng đất nước của ND Ấn Độ, một quốc gia có vị trí quan trọng trong KV châu á. Mối quan hệ VN với Ấn Độ tầm nhìn và phát triển.

3. Phẩm chất:

- Nhận thức được tính tất yếu của cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc ; sự xuất hiện các quốc gia độc lập ở Đông Nam Á

- Những nét tương đồng và đa dạng trong sự phát triển đất nước; đánh giá cao những thành tựu xây dựng đất nước của ND Đông Nam Á .

Dạy học trên lớp



















Tiết 1

- Mục I.1 dạy theo quy định.

- Mục I.1.b.c. Lào (1954 - 1975) và Campuchia (1945 - 1993): Hướng dẫn HS lập bảng các giai đoạn chính của cách mạng Lào và Cam-pu-chia.

- I. 2. Học sinh tự học

Tiết 2, 3: 

Gồm nội dung về ASEAN và Ấn Độ.

- Các nội dung dạy theo quy định.

- Mục. II. Ấn Độ: Dạy theo quy định.

 Riêng mục II.2 GV có thể hướng dẫn học sinh lập bảng tự tìm hiểu những thành tựu trong công cuộc xây dựng đất nước. Gợi ý lập bảng:

Những thành tựu của Ấn Độ sau độc lập

Lĩnh vực

Thành tựu

 

Kinh tế

   

Khoa học – Kĩ thật 

   

Chính trị

   

Đối ngoại

   

Vị thế quốc tế

   

Bài 5. Các nước châu Phi và Mĩ Latinh

(6)

1.Kiến thức: Giúp học sinh thấy được:

Sau chiến tranh thế giới thứ hai, phong trào đấu tranh giành và bảo vệ độc lập của nhân dân châu Phi và khu vực Mĩ La Tinh diễn ra sôi nổi, các nước lần lượt giành và bảo vệ được nền độc lập của mình.

2.Năng lực: Giúp HS thấy được ngoài châu Á, hai Khu vực châu Phi, Mĩ la tinh PTĐTGP dân tộc vẫn phát triển mạnh mẽ và đã tự giải phóng, đẩy CNTD, CNĐQ vào giai đoạn sụp đổ hàng loạt.

3.Phẩm chất:

- Bồi dưỡng tinh thần đoàn kết quốc tế, ủng hộ cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân của nhân dân châu Phi và khu vực Mĩ la tinh .

- Chia sẻ với nhưĩng khó khăn mà nhân dân hai khu vực này đang phải đối mặt.

Dạy học trên lớp

- Các mục I.1; II.1 dạy theo quy định.

- Các mục I.2; II.2: Học sinh tự học.

Để tiết dạy nhẹ nhàng GV nên cho HS chuẩn bị 3 bảng hệ thống kiến thức:

1. Các giai đoạn phát triển của phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi.

2. Các giai đoạn phát triển của phong trào giải phóng dân tộc ở Mĩ Latinh.

3. So sánh phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi và MLT

Gợi ý: 

 

Châu Phi

Mĩ Latinh

Đối tượng

   

Lãnh đạo

   

Hình thức đấu tranh

   

Mức độ độc lập

   

3

Chủ đề: Mĩ, Tây Âu, Nhật Bản (1945-2000)

Chủ đề: Mĩ, Tây Âu, Nhật Bản (1945-2000)

3

(7,8,9)

1.Kiến thức:

- Giúp học sinh nắm được quá trình phát triển của nước Mỹ, Tây Âu, Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ hai (1945 - 2000). Liên minh Châu Âu (EU)

- Nhận thức được vị trí, vai trò hàng đầu của Mỹ, Tây Âu, Nhật Bản trong đời sống quốc tế.

- Hiểu được những thành tựu cơ bản của Mỹ, Tây Âu,

Nhật Bản, trong lĩnh vực khoa học - kỹ thuật, thể thao, văn hoá,…

2. Năng lực:

- Nhận thức khách quan và toàn diện hơn về nước Mỹ và con người Mỹ, Tây Âu, Nhật Bản

- Hiểu được Tây Âu là KV kinh tế quan trọng với Liên minh Châu Âu (EU) là điểm đến quan trọng của VN trong tương lai: Hội nhập phát triển kinh tế, giáo dục, chuyển giao công nghệ...

- Ý thức hơn về trách nhiệm của tuổi trẻ ngày nay đối với công cuộc hiện đại hoá đất nước

3.Phẩm chất:: Hiểu rõ mối quan hệ Âu - Á trong lịch sử (Từng là những nước thực dân và những nước thuộc địa) và trong hiện nay (đối tác cùng phát triển).

- Cảm phục ý chí và nghị lực của người dân Nhật Bản trong công cuộc tái thiết đát nước, XD và phát triển kinh tế...

Dạy học trên lớp: theo chủ đề.

1. Kinh tế - KHKT. 

2. Đối ngoại.

3. Liên minh Châu Âu 

Gợi ý: 

Hướng dẫn học sinh tìm hiểu trước về các vấn đề và so sánh. Sử dụng PP dạy học Mảnh ghép - nhóm chuyên gia sẽ hoạt đông rất hiệu quả. 

Sử dụng 2,5 tiết cho hoạt động dạy học, 0,5 tiết cho trò chơi lịch sử để ôn tâp, so sánh.

* Nội dung chính trị - xã hội các giai đoạn của Mĩ, Tây Âu, Nhật Bản không dạy. (học sinh tự học)

4

Chủ đề. Quan hệ Quốc tế sau Chiến tranh thế giới thứ hai.

Chủ đề. Quan hệ Quốc tế sau Chiến tranh thế giới thứ hai.

2

(10,11)

Tiết 1:

1. Về kiến thức: Giúp HS thấy được

- Những sự kiện quan trọng của tình hình thế giới sau CTTG 2.

+ Sự hình thành trật thế mới sau chiến tranh thế giới thứ 2: Hội nghị Ian ta (2/1945).

+ Sự thành lập tổ chức Liên hợp quốc (mục đích, nguyên tắc hoạt động cơ bản ...).

2. Năng lực: Qua bài học HS thấy được quan hệ quốc tế sau CTTG2, Liên hợp quốc là tổ chức quốc tế có vị trí quan trọng trong việc gìn giữ hòa bình, an ninh thế giới, mối quan hệ giữa VN với LHQ ra sao?

3.Phẩm chất:

- Giúp HS nhận thức rõ sau CTTG II tình hình thế giới diễn ra ngày càng căng thẳng, diễn biến phức tạp, đặc biệt giữa 2 phe.

- Giúp HS liên hệ với CM VN thời kì này,đặc biệt là biết đặt CM VN trong mối liên hệ mật thiết với CM thế giới.

Tiết 2:

1. Kiến thức:

- Nét chính của quan hệ quốc tế sau chiến tranh thế giới thứ hai

- Nguồn gốc của mâu thuẩn Đông- Tây và biểu hiện của sự đối đầu Đông- Tây

2. Năng lực:

- Nhận thức rõ: Mặc dù hoà bình thế giới vẫn duy trì nhưng trong tình trạng chiến tranh lạnh

- Dân tộc Việt Nam đã đóng góp phần to lớn vào mục tiêu của nhân dân thế giới, đấu tranh vì hoà bình, độc lập dân tộc và tiến bộ xã hội.

3. Phẩm chất: Phản đối mâu thuẩn giữa 2 phe, hai khối, phản đối CS của MĨ tại VN từ 1954-1975.

Dạy học trên lớp

Gồm 2 nội dung: 

I. Sự hình thành trật tự thế giới sau Chiến tranh thế giới thứ hai.

II. Quan hệ quốc tế sau Chiến tranh thế giới thứ hai.

Tiết 1: 

 Sự hình thành trật tự thế giới mới sau Chiến tranh thế giới thứ hai.

I. Hội nghị Ianta (2/1945) và những thỏa thuận của ba cường quốc.

II. Sự thành lập Liên hợp quốc. Tập trung vào sự thành lập, mục tiêu, nguyên tắc hoạt động, vai trò của Liên hợp quốc.

III. Học sinh tự đọc

Tiết 2

Quan hệ quốc tế sau Chiến tranh thế giới thứ hai.

- Mục I; III: Dạy theo quy định

- Mục II: Học sinh tự học.

Mục IV. Thế giới sau Chiến tranh lạnh, Tích hợp với phần II bài 11. Tổng kết lịch sử thế giới hiện đại từ năm 1945 đến năm 2000.

5

Chương VI. Cách mạng khoa học – công nghệ và xu thế toàn cầu hóa.

Bài 10. Cách mạng khoa học – công nghệ và xu thế toàn cầu hóa nửa sau thế kỉ XX

(12)

1. Kiến thức:

- Hiểu và trình bày được nguồn gốc, đặc điểm, những thành tựu chủ yếu và tác động của CMKHCN thời kỳ sau chiến tranh thế giới thứ hai.

- Như một hệ quả tất yếu của CMKHCN, xu thế toàn cầu hoá đã diễn ra mạnh mẽ trong những năm cuối thế kỷ XX.

2. Năng lực: Thấy được trách nhiệm của tuổi trẻ VN ngày nay trong công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

3. Phẩm chất : Thấy được ý chí vươn lên không ngừng và sự phát triển không có giới hạn của trí tuệ con người đã làm nên bao thành tích kỳ diệu, những tiến bộ phi thường.. Tất cả nhằm phục vụ cuộc sống ngày càng cao của con người

Dạy học trên lớp

- Mục I.1: Dạy theo quy định.

- Mục I. 2. Những thành tựu tiêu biểu. Học sinh tự học

- Mục III: Dạy theo quy định.

6

 

Bài 11. Tổng kết lịch sử thế giới hiện đại từ năm 1945 đến năm 2000

(13)

1. Kiến thức:

- Củng cố kiến thức đã học từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến năm 2000

- Nhận rõ mốc phân kì hai giai đoạn trong lịch sử thế giới hiện đại từ năm 1945 đến năm 2000 và những nội dung chủ yếu trong mỗi giai đoạn.

2. Năng lực: HS thấy được sau chiến tranh thế giới 2, có những thay đổi đáng kể: về QHQT, CMKH-CN, …có nhận thức đúng đắn trong công cuộc xây dựng bảo vệ tổ quốc hiện nay.

3. Phẩm chất:

Giáo dục ý thức bảo vệ hoà bình, ổn định. hợp tác phát triển thế giới.

Dạy học trên lớp.

 

7

 

Ôn tập giữa kì I

1

(14)

1. Kiến thức:

-Hệ thống lại kiến thức đã học, khắc sâu kiến thức cơ bản phàn lịch sử thế giới (1945-2000).

-Nắm chất lượng học sinh giữa học kỳ 1.

2. Năng lực :

- Rèn luyện kỹ năng làm bài trắc nghiệm môn lịch sử

- Hệ thống lại kiến thức đã học phần LSTG (1945-2000).

3. Phẩm chất: Nghiêm túc, tự giác, tích cực

 

Theo hướng dẫn của Sở

8

 

Kiểm tra giữa kì I

1

(15)

Nội dung kiến thức theo sự thống nhất của TCM

Kiểm tra chung toàn khối

100% TN

9

Chủ đề: Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1919 đến năm 1930

Chủ đề: Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1919 đến năm 1930

4 (16,17,18,19)

1. Kiến thức:

Làm cho HS hiểu được tình hình thế giới sau chiến tranh thế giới thứ nhất, chương trình khai thác lần II của Pháp, tác động của nó đến kinh tế, xã hội Việt Nam

2. Năng lực:

- Hiểu được tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai đối với kinh tế, xã hội Việt Nam từu đó rút ra được mâu thuẩn cơ bản nhất của XHVN lúc bấy giờ là gì?

- Những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc từ 1921 đến 1929 không chỉ chuẩn bị về mặt chính trị tư tưởng   mà còn chuẩn bị về mặt tổ chức cho sự ra đời của Đảng cộng sản Việt Nam.

- Sự ra đời của Đảng CSVN đánh dấu sự chấm dứt thời kì khủng hoảng lãnh đạo cứu nước của VN.

- Đảng cộng sản VN đội tiên phong là giai cấp công nhân là lực lượng nòng cốt lãnh đạo CMVN theo khuynh hướng vô sản.

3. Phẩm chất:

- Bồi dưỡng ý thức phản kháng dân tộc trước sự thống trị của đế quốc, lòng cảm thông đối với NDLĐ

- Bồi dưỡng tinh thần dân tộc theo tư tưởng cách mạng vô sản.

Dạy học trên lớp, theo chủ đề. 

Tiết 1

Mục I.1 và I.3 dạy theo quy định.

Mục I.3 GV hướng dẫn học sinh lập bảng về sự phân hóa giai cấp, đặc điểm và thái độ chính trị của các giai cấp. Tập trung vào nội dung Sự phân hóa giai cấp.

- Mục I.2: Học sinh tự học.

Tiết 2: 

- Mục II.1 và II.2: Học sinh tự học.

- Mục II.3: Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc.

Mục này GV hướng dẫn HS tự lập bảng trước ở nhà:

Thời gian

Sự kiện

Ý nghĩa

     
     
     

Tiết 3: 

III.  Sự ra đời và hoạt động của các tổ chức cách mạng.

1.  Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên.

2.  Việt Nam Quốc dân đảng.

- Mục 2. Tân Việt Cách mạng đảng (SGK trang 85): Học sinh tự học.

Tiết 4: 

IV. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời: Dạy theo quy định

1. Sự xuất hiện các tổ chức cộng sản năm 1929.

2. Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.

10

Chương II: Việt Nam từ năm 1930 đến năm 1945.

Bài 14. Phong trào cách mạng 1930 - 1935

2 (20,21)

1.Kiến thức:

- Nắm được những nét cơ bản về tình hình Việt Nam trong những năm 1929- 1933.

- Nắm được những nét chính về phong trào cách mạng nước ta trong thời kì đầu có Đảng lãnh đạo về lực lượng tham gia, mục tiêu đấu tranh, hình thức, quy mô phong trào.

-Trình bày được những cuộc đấu tranh tiêu biểu trong phong trào cách mạng 1930- 1931

2. Năng lực: Bồi dưỡng niềm tự hào về sự nghiệp đấu tranh vẻ vang của Đảng, niềm tin vào Đảng. Từ đó biết xác định trách nhiệm của bản thân trong sự nghiệp cách mạng của đất nước trong thời kì mới.CMVN theo khuynh hướng vô sản.

3. Phẩm chất: tự hào về sự nghiệp đấu tranh vẻ vang của Đảng của NDVN.

Dạy học trên lớp














- Các Mục I; II: dạy theo quy định.

Tiết 1: dạy mục I và II.1;2

- Mục I. giới thiệu ngắn gọn tình hình kinh tế, xã hội, chính trị để qua đó xác định nguyên nhân dẫn đến phong trào cách mạng 1930 - 1931.

- Mục II. Mục diễn biến phong trào kết hợp sơ đồ phát triển và lược đồ. Tập trung vào những mốc thời gian quan trọng, không sử dụng nhiều thời gian cho nội dung này.

Tiết 2: Dạy mục II.3;4

- Mục III: Học sinh tự đọc.

Chú ý: Mục II.3 - Nội dung Hội nghị lần thứ nhất BCH TƯ lâm thời ĐCS VN (10 - 1930): Cần so sánh với Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng, từ đó rút ra những điểm giống và khác nhau.

Nội dung

Cương lĩnh chính trị

Luận cương chính trị

   

Đường lối CL

       

Nhiệm vụ CM

       

Lực lượng CM

       

Lãnh đạo

       

Mối quan hệ với CM TG

       

Bài 15. Phong trào dân chủ 1936 - 1939

(22)

1.Kiến thức:

- Phong trào dân chủ (1936-1939) diễn ra dưới tác động của nhiều yếu tố khách quan, đặc biệt là nghị quyết đại hội VII QTCS và sự kiện mặt trận nhân dân lên cầm quyền ở Pháp

- Đảng đã lãnh đạo nhân dân ta tiến hành đấu tranh với mục tiêu, khẩu hiệu, hình thức, phương pháp đấu tranh hoàn toàn mới so với thời kì trước

- Thu được kết quả to lớn (buộc chính quyền thực dân Pháp phải nhượng bộ một số yêu cầu của quần chúng)

- Để lại nhiều bài học kinh nghiệm quí ,được xem là đợt tập dượt cho cách mạng tháng Tám.

2. Năng lực : HS hiểu được khả năng chỉ đạo của Đảng CS Đông Dương trong tình hình mới là phù hợp, đáp ứng được nguyện vọng của nhân dân và đưa lại hiệu quả cao trong đấu tranh.

3. Phẩm chất :

- Bồi dưỡng niềm tin vào sự lãnh đạo tài tình sáng suốt của Đảng ,với đường lối, chủ trương đúng đắn sáng tạo

- Nhằm nâng cao nhiệt tình cách mạng, khuyến khích tham gia vào các phong trào cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng vì lợi ích của nước của dân .

Dạy học trên lớp

- Các mục I.1; II.1; II.2a; II.3: dạy theo quy định.

- Mục I.2.Tình hình trong nước. Học sinh tự học

- Mục II.2b,c: Học sinh tự học.

Bài 16. Phong trào giải phóng dân tộc và Tổng khởi nghĩa tháng Tám (1939- 1945). Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời

3 (23,24,25)

1.Kiến thức:

           - Nắm được những nét cơ bản về tình hình kinh tế, xã hội VN trong những năm 1939 – 1945, qua đó thấy được yêu cầu giải phóng dân tộc đặt ra một cách cấp thiết

- Chủ trưong chuyển hướng đấu tranh của Đảng trong giai đoạn này

           - Những cuộc khởi nghĩa đầu tiên trong thời kỳ đấu tranh mới

2.Năng lực:

- Rèn luyện kĩ năng xác định kiến thức cơ bản, sự kiện cơ bản

- Kỹ năng phân tích, so sánh, đánh giá các sự kiện lịch sử

3. Phẩm chất :

- Bồi dưỡng niềm tin vào sự lãnh đạo tài tình sáng suốt của Đảng, với đường lối, chủ trương đúng đắn sáng tạo

- Nhằm nâng cao nhiệt tình cách mạng, trân trọng, giữ gìn và phát huy thành quả Cách mạng tháng Tám

Dạy học trên lớp

- Các mục I; II.1; II.3; III.1; III.3; IV; V: dạy theo quy định.

- Mục II.2: Học sinh tự học.

- Mục II.4 và III.2: Tích hợp thành một mục II.4. Quá trình chuẩn bị tiến tới khởi nghĩa giành chính quyền. Hướng dẫn HS lập bảng những sự kiện chính.

Tiết 1. 

Mục I. Tình hình Việt Nam trong những năm 1939 - 1945.

Mục II. Sự chuyển hướng chỉ đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương.

1. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương 11 - 1939.

2. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương 5  - 1941.

Tiết 2

3. Quá trình chuẩn bị tiến tới khởi nghĩa giành chính quyền.

(Mục II.4. Chuẩn bị tiến tới khởi nghĩa giành chính quyền và Mục III.2. Sự chuẩn bị cuối cùng trước ngày Tổng khởi nghĩa . Tích hợp thành một mục 3. Quá trình chuẩn bị tiến tới khởi nghĩa giành chính quyền. Hướng dẫn HS lập bảng những sự kiện chính)

Mục III. Khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền.

1.  Khởi nghĩa từng phần (từ tháng 3 đến giữa tháng 8.1945)

Tiết 3:

2.  Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945.

Mục IV. Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà được thành lập (2.9.1945)

Mục IV. Nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử, bài học kinh nghiệm của Cách mạng tháng Tám năm1945.

11

 

Chương III. Việt Nam từ năm 1945 đến năm 1954.

Bài 17. Nước VNDCCH từ sau ngày 2 - 9 - 1945 đến trước 19 -12 - 1946.

2 (26,27)

1. Về kiến thức :

- Hiểu được tình hình nước ta trong hơn năm đầu sau cách mạng tháng Tám 1945 - chính quyền dân chủ nhân dân ở trong tình thế “ngàn cân treo sợi tóc”.

- Trình bày được những biện pháp giải quyết khó khăn trước mắt và chuẩn bị cho kháng chiến : bước đấu xây dựng chính quyền cách mạng, giải quyết nạn đói, nạn dốt và khó khăn vế tài chính...

2. Năng lực:

HS hiểu được tình thế ”ngàn cân treo sợi tóc” là gì, phương cách giải quyết của Đảng, CP và Bác Hồ lúc bấy giờ: nhạy bén và mềm dẻo. Đảng và nhà nước ta đã vận dụng như thế nào trong công cuộc XD và phát triển đất nước hiện nay?

3. Phẩm chất:

Bồi dưỡng lòng yêu nước, tinh thần cách mạng, niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng, niềm tự hào dân tộc.

Dạy học trên lớp

- Các nội dung dạy theo quy định.

Bài 18. Những năm đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1946 - 1950).

2 (28,29)

  1. Kiến thức

- Phân tích hoàn cảnh dẫn đến việc chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến ; đường lối kháng chiến của Đảng. Trình bày được cuộc chiến đấu anh dũng của quân dân thủ đô Hà Nội và các đô thị từ vĩ tuyến 16 trở ra Bắc ; những công việc chuẩn bị về chính trị, kinh tế , quân sự và văn hoá cho cuộc kháng chiến lâu dài.

2. Năng lực:

HS hiểu được thời gian hòa bình không còn, nếu tiếp tục nhân nhượng TD Pháp thì sẽ vi phạm nguyên tắc độc lập dân tộc. Vì vậy cho nên ta không còn con đường nào khác phải cầm súng chống Pháp.

  1. 2.Phẩm chất:

-          Giáo dục lòng yêu nước, quyết tâm chống xâm lược, giúp HS nhận rõ bản chất xâm lược của Pháp

-          Củng cố niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng

Dạy học trên lớp

- Các mục I; II.1; III.1; IV: Dạy học theo quy định

- Mục II.2.Tích cực chuẩn bị cho cuộc kháng chiến lâu dài: Học sinh tự đọc.

- Mục III.2. Đẩy mạnh kháng chiến toàn diện: Học sinh tự đọc.

Bài 19. Bước phát triển của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1951 - 1953).

(30)

1.Về kiến thức

- Vì sao Mĩ can thiệp sâu vào cuộc chiến tranh xâm lược Đông Dương; nét chính của kế hoạch Đờ Lát đơ Tatxinhi.

- Nội dung và ý nghĩa Lịch Sử của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng.

- Những thành tựu chính trong công tác xây dựng hậu phương từ sau chiến thắng Biên giới thu - đông năm 1950.

2. Năng lực: Biết được sự lãnh đạo tài tình của Đảng ta đã đưa cuộc KC của dân tộc có những bước phát triển như thế nào.

3.Phẩm chất

- Củng cố lòng tin vào sự lãnh đạo của Đảng và Bác Hồ.

- Học tập tinh thần chiến đấu dũng cảm, mưu trí của anh Bộ Đội Cụ Hồ.

- Biết ơn, trân trọng sự ủng hộ quý báu của bạn bè quốc tế đối với nhân dân ta trong cuộc kháng chiến chống Pháp.

- Có thái độ căm thù thực dân Pháp và can thiệp Mĩ xâm lược nước ta.

Dạy học trên lớp

- Các mục: I.2; II: Dạy học theo quy định.

- Mục I.1. Mĩ can thiệp sâu vào cuộc chiến. Học sinh tự học.

- Mục III. Hậu phương kháng chiến phát triển mọi mặt. Chỉ tập trung sự kiện chính về chính trị, kinh tế.

- Mục IV: Học sinh tự đọc.

Bài 20. Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp kết thúc (1953 - 1954).

2 (31,32)

1/ Về kiến thức:

- Thấy được âm mưu của Pháp - Mỹ thể hiện trong kế hoạch Nava như thế nào.

- Nắm được nét chính về diễn biến và biết phân tích tác dụng cuộc tiến công chiến lược Đông - Xuân 1953 - 1954 đối với cuộc kháng chiến

- Hiểu được thắng lới có ý nghĩa về nhiều mặt của chiến dịch ĐBP (Điện Biên Phủ).

- Nắm được nét chính về quá trình đấu tranh trên mặt trận ngoại giao của ta ở Giơ-Ne-Vơ. Ghi nhớ điểm chính của Hiệp định Giơ-Ne-Vơ.

- Hiểu được ý nghĩa lịch sử nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp ( 1945-1954 ).

2. Năng lực: Biết được sự lãnh đạo tài tình của Đảng ta đã đưa cuộc KC của dân tộc có những bước phát triển như thế nào.

3. Phẩm chất.

- Khắc sâu lòng căm thù Thực dân Pháp bọn can thiệp Mỹ và bè lũ tay sai.

- Khắc sâu niềm tin tưởng sâu sắc vào sự lãnh đạo của Đảng và Bác Hồ đối với sự nghiệp kháng chiến, bảo vệ Tổ Quốc.

- Bồi dưỡng lòng quý trọng và tự hào với những chiến thắng to lớn về các mặt của cuộc kháng chiến chống Pháp.

Dạy học trên lớp

- Mục I; II; IV: Dạy theo quy định.

- Mục III. Hiệp định Giơnevơ năm 1954 về chấm dứt chiến tranh, lặp lại hòa bình ở Đông Dương. Tập trung vào nội dung, ý nghĩa, hạn chế của Hiệp định Giơnevơ.

12

 

Ngoại khóa

1

(33)

Theo kế hoạch của tổ

 

Thuyết trình về một số vấn đề thời sự trong quan hệ quốc tế hiện nay. 

13

 

Ôn tập

(34)

1.Kiến thức:

- Hệ thống hóa lại kiến thức đã học : phần lịch sử thế giới 1945-2000 và phần lịch sử Việt Nam 1919 đến 1954.

- Khắc sâu cho các em những nội dung cơ bản, nắm tối thiểu về chuẩn kiến thức và có thể làm bài thi học kì.

           2. Năng lực:

- Rèn luyện kỹ năng học kiến thức : các cấp độ tái hiện, thông hiểu, nhận thức cấp độ thấp, cao: phân tích, so sánh, tổng hợp, đánh giá sự kiện lịch sử.

- Hướng dẫn học sinh làm bài trắc nghiệm có hiệu quả.

           3. Phẩm chất: Hợp tác ôn tập nghiêm túc.

Dạy học trên lớp

Theo ma trận của Sở

14

 

Kiểm tra cuối kì I

1

 (35)

Theo ma trận của sở

 

Theo hướng dẫn của Sở

 

HỌC KÌ II (Từ tuần 19 đến tuần 35)

STT

Chương/ chủ đề

Tên bài học/chủ đề

Số tiết

Yêu cầu cần đạt

Hình thức/ĐĐ dạy học

Gợi ý 

Hướng dẫn thực hiện

1



























Chủ đề: Lịch sử Việt Nam từ 1954 đến 1973

Chủ đề:  Lịch sử Việt Nam từ 1954 đến 1973

6 (36,37, 38,39,

40,41)

1. Kiến thức:

- Tình hình nước ta sau hiệp định Giơnevơ, nguyên nhân của việc nước ta bị chia cắt làm hai miền với hai chế độ chính trị - xã hội khác nhau.

- Nhiệm vụ của cách mạng hai miền giai đoạn 1954-1965.

   + Miền Bắc: Hoàn thành nhiệm vụ của cách mạng DTDCND, khắc phục hậu quả chiến tranh, thực hiện cách mạng XHCN.

   + Miền Nam: Tiếp tục cách mạng DTDCND, chống Mỹ và chính quyền Sài Gòn

-Thành tựu của miền Bắc giai đoạn 1954-1960 trong hoàn thành cải cách ruộng đất, khôi phục kinh tế, cải tạo quan hệ sản xuất và những khó khăn, yếu kém, sai lầm khuyết điểm trong quản lý xã hội ở miền Bắc.

- Bị thất bại trong "chiến tranh đặc biệt" Mỹ chuyển sang"chiến tranh cục bộ"

- Phân biệt điểm giống và khác nhau giữa "chiến tranh đặc biệt" và "chiến tranh cục bộ"

- Quân và dân MN chiến đấu chống "chiến tranh cục bộ", thu những thắng lợi lớn ở Vạn Tường, hai mùa khô và tết Mậu Thân

2. Năng lực :

- Biết được sau hiệp định Giơ-ne-vơ, nước ta bị chia thành 2 miền, lấy vĩ tuyến 17 (sông Bến Hải) làm giới tuyến. Miền Bắc được giải phóng tiến hành XDCNXH; miền Nam bị Mĩ xâm lược, ND miền Nam thực hiện cuộc KCC Mĩ cứu nước.

- Biết được âm mưu thủ đoạn CLCT cục bộ; VN hóa CT, Đông Dương hóa CT, CT phá hoại của ĐQ Mĩ, vì sao Mĩ phải nối lại đàm phán ở Pa-ri? .

3. Phẩm chất:

- Bồi dưỡng cho học sinh lòng tin vào sự lãnh đạo của Đảng, chính phủ, tinh thần yêu nước, yêu quê hương, tình cảm ruột thịt Bắc –Nam.

- Giáo dục lòng căm thù quân xâm lược, biết ơn cha

Dạy học trên lớp theo chủ đề.

- Các mục: I; III.2; IV.1; V (bài 21) và các mục I.1; III.1 (bài 22): Dạy theo quy định.

Các mục II; III.1; IV2 (bài 21): Học sinh tự đọc.

- Mục II (bài 22): Học sinh tự đọc.

- Mục IV.1 (bài 22): Không thực hiện

- Mục I.2 (bài 22): Chỉ tập trung vào chiến thắng Vạn Tường năm 1965.

- Mục I.3 (bài 22): Tập trung vào ý nghĩa cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968.

- Mục III.2 (bài 22): Học sinh tự đọc “Đông Dương hóa chiến tranh”. Chỉ tập trung vào thắng lợi về chính trị và ngoại giao.

Mục III.3 (bài 22): Chỉ tập trung vào ý nghĩa của Cuộc tiến công chiến lược năm 1972.

- Mục IV.2 (bài 22): Tập trung vào kết quả, ý nghĩa của trận Điện Biên Phủ trên không và vai trò của hậu phương miền Bắc.

- Mục V (bài 22): Chỉ tập trung vào nội dung và ý nghĩa của Hiệp định Pari năm 1973.

Chú ý: Việc phân phối số tiết trong chủ đề có tính tương đối. GV linh hoạt thực hiện.

Tiết 1,2: 

1. Tình hình và nhiệm vụ cách mạng Việt Nam sau 1954.

2. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng Lao động Việt Nam (9-1960).

3. Phong trào “Đồng khởi” (1959-1960)

Tiết 3,4,5: 

4. Các chiến lược chiến tranh của Mĩ ở miền Nam Việt Nam từ 1961 - 1973.

- GV hướng dẫn học sinh lập trước bảng tìm hiểu về: âm mưu, thủ đoạn của đế quốc Mĩ và những thắng lợi tiêu biểu của nhân dân ta trong các chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”, “Chiến tranh cục bộ”, “Việt Nam hóa chiến tranh”

 

Chiến tranh đặc biệt

Chiến tranh cục bộ

VN hóa chiến tranh

Lực lượng tiến hành

     

Âm mưu

     

Thủ đoạn

     

Những thắng lợi tiêu biểu (quân sự, chính trị, ngoại giao)

     

- Yêu cầu học sinh so sánh các chiến lược chiến tranh của đế quốc Mĩ ở miền Nam Việt Nam.

Tiết 6. 

5. Miền Bắc vừa chiến đấu chống chiến tranh phá hoại, vừa sản xuất và làm nghĩa vụ hậu phương (1969-1973)

6. Hiệp định Pari năm 1973 về chấm dứt chiến tranh lập lại hòa bình ở Việt Nam.

2

 

Ôn tập giữa kì II

(42)

1. Kiếnthức:

- Biết, hiểu, lí giải được tình hình nước ta sau hiệp định Giơnevơ và phong trào Đòng khởi của nhân dân miền Nam.

- Biết, hiểu, so sánh, lí giải được những âm mưu và thủ đoạn của đế quốc Mĩ trong các chiến lược chiến tranh giai đoạn 1954 – 1973.

- Biết và hiểu được những thắng lợi quân sự, chính trị và ngoại giao của quân và dân ta trong cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước.

- Phân tích, lí giải được nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử của các thắng lợi đó.

- Tìm hiểu lịch sử về   huyện Đại Lộc thời kì kháng chiến chống Mĩ

2. Năng lực: Tự học, tự tìm tòi nghiên cứu.

3. Phẩm chất: Nghiêm túc, nhiệt tình và tích cực.

Dạy học trên lớp

Theo hướng dẫn của Sở

3

 

Kiểm tra giữa kì II.

(43)

Nội dung kiến thức theo sự thống nhất của TCM

Kiểm tra chung toàn khối

100% TN

4













Bài 23. Giải phóng hoàn toàn Miền Nam 1973 -1975

2 (44,45)

1. Kiến thức:

- Âm mưu, thủ đoạn của Mĩ-ngụy sau Hiệp định Pa-ri; chủ trương của ta.

- Chủ trương kế hoạch của ta giải phong hoàn toàn miền Nam.

- Nắm được: diễn biến, kết quả, ý nghĩa của các chiến dịch giải phong miền Nam.

- Nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử của cuộc KCC Mĩ cứu nước (1954-1975).

2.Năng lực:

- Biết được âm mưu thủ đoạn CLCT cục bộ; VN hóa CT, Đông Dương hóa CT, CT phá hoại của ĐQ Mĩ, vì sao Mĩ phải nối lại đàm phán ở Pa-ri? .

3. Phẩm chất: Bồi dưỡng lòng yêu nước, tinh thần quyết tâm chống ngoại xâm gìn giữ độc lập dân tộc.

Dạy học trên lớp

- Mục I: Học sinh tự đọc.

- Mục II: Tập trung vào sự kiện Hội nghị 21 Ban chấp

hành Trung ương Đảng và Chiến thắng Phước Long.

- Các nội dung còn lại dạy theo quy định.

Riêng mục III.3. Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975. GV Hướng dẫn học sinh lập bảng ở nhà, lưu ý phần giảm tải, GV chỉ lưu ý những nội dung trọng tâm.

 

 

 

Chiến dịch

Chủ trương của Đảng

Thời gian

Diễn biến chính

Ý nghĩa

         
         
         

5

Chương V. Việt Nam từ năm 1975 đến năm 2000.

Bài 24. Việt Nam trong năm đầu sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước 1975

Bài 25. Việt Nam xây dựng CNXH và đấu tranh bảo vệ Tổ quốc

1

(46)

1. Kiến thức:   Giúp học sinh nắm được

- Hoàn cảnh đất nước sau đại thắng mùa xuân 1975 (Thuận lợi và khó khăn)

- Nhiệm vụ cụ thể giữa hai miền sau 1975 nhằm khắc phục hậu quả chiến tranh, hoàn thành thống nhất đất nước

- Những thành tựu đạt được khi thực hiện kế hoạch 5 năm 1976- 1980, 1981-1985

- Cuộc đấu tranh bảo vệ tổ quốc ( 1975- 1979)

2. Năng lực:

Sau năm 1975 đất nước gặp vô cùng khó khăn khi bước ra từ cuộc KC chống Mĩ. Việc làm đầu tiên là phải thống nhất đất nước về mặt nhà nước để ổn định dất nước tiến lên XD CNXH, xây dựng phát triển kinh tế

3. Phẩm chất:

Giáo dục lòng yêu nước, tình cảm bắc nam, tinh thần dân tộc, tin tưởng vào tiến bộ đất nước, niềm tin vào cách mạng, Đảng

Dạy học trên lớp



- Mục I; III (bài 24): Dạy theo quy định.

- Mục II (bài 24): Học sinh tự học.

 

- Mục I (bài 25): Học sinh tự học.

- Mục II: Dạy theo quy định.

Bài 26. Đất nước trên đường đổi mới đi lên chủ nghĩa xã hội (1986 – 2000)

(47)

1. Kiến thức:

Hiểu rõ về sự tất yếu phải đổi mới đất nước đi lên CNXH, về quá trình 15 năm (1986- 2000) thực hiện đường lối đổi mới với thành tựu đạt được và những khó khăn, yếu kém cần tiếp tục được khắc phục, sữa chữa.

2. Năng lực:

- Vì sao đất nước ta phải “đổi mới”?

- Hiểu thế nào cho đúng về công cuộc đổi mới hiện nay?

- Thế hệ trẻ phải làm gì để góp phần mình vào công cuộc đổi mới của đất nước?

3. Phẩm chất:

Bồi dưỡng tinh thần đổi mới trong lao động, công tác, học tập, niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng, vào đường lối đổi mới đất nước.

Dạy học trên lớp

 

6

 

Bài 27: Tổng kết lịch sử Việt Nam từ 1919 đến 2000

(48)

1.Kiến thức:

- Giúp học sinh nắm chắc, hệ thống, tổng quát quá trình phát triển của lịch sử dân tộc từ năm 1919 đến năm 2000 qua các thời kỳ chính với những đặc điểm lớn của từng thời kỳ

- Nguyên nhân cơ bản quyết định quá trình phát triển của lịch sử dân tộc, phương hướng đi lên của đất nước, bài học kinh nghiệm lớn của CMVN

2. Năng lực :

- Giải thích được các mốc quan trọng của lịch sử Việt Nam từ 1919-2000.

- Khả năng vận dụng kiến thức lịch sử vào bài kiểm tra trắc nghiệm chính xác.

- Rèn luyện kỹ năng hệ thống hóa, lựa chọn sự kiên lịch sử cơ bản, kỹ năng phân tích, xác định những sự kiện lịch sử lớn của từng thời kỳ lịch sử từ năm 1919 đến năm 2000

3. Phẩm chất:

-Trên cơ sở nắm chắc quá trình phát triển của lịch sử dân tộc, hiểu rõ nguyên nhân của quá trình phát triển lịch sử, củng cố niềm tự hào dân tộc, niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng, vào sự tất thắng và tiền đồ của cách mạng

Dạy học trên lớp

 

7

 

Lịch sử địa phương

2 (49,50)

Theo kế hoạch của tổ

 

Tùy điều kiện của từng địa phương

8

 

Ôn tập kiểm tra học kì II

1

(51)

Theo ma trận của Sở

 

Linh hoạt tổ chức các hoạt động để ôn tập.

9

 

Kiểm tra cuối  kì II

(52)

Theo ma trận của Sở

 

Theo kế hoạch của sở

Lưu ý kí hiệu:            - 1 nghĩa là bài đó dạy một tiết.

                                                - (52) là số tiết phân phối chương trình.

 

 

 

 

TỔ TRƯỞNG

                        

 

 

                 Trương Như Hà                                                    

   Đại Lộc, ngày 05 tháng 10 năm 2021

                                  

              DUYỆT CỦA BAN GIÁM HIỆU

 

 

 

Tưởng Thị Thoa

 

 

 

KẾ HOẠCH CHUYÊN MÔN GDCD NĂM HỌC 2021-2022

CLICK VÀO ĐÂY.rar

 

 

 

 

                                               

 

 

 

 

 


Tin mới hơn:

Truyền hình thanh niên

You need Flash player 6+ and JavaScript enabled to view this video.
Title: KỈ NIỆM 60 NĂM

Gallery ảnh

Banner liên kết

 oofficesogiaoduc

logotavico
thkn

vnedu

barner copy 

 

Thống kê

Các thành viên : 12
Nội dung : 217
Liên kết web : 19
Số lần xem bài viết : 189454
Hiện có 23 khách Trực tuyến

Danh bạ điện thoại

STT HỌ VÀ TÊN CHỨC VỤ SỐ ĐT E-MAIL
1 Phạm Văn Thái Hiệu Trưởng 0905258429 vanthaindh@gmail.com

 

 

 

 

STT HỌ VÀ TÊN CHỨC VỤ SỐ ĐT E-MAIL
1 Nguyễn Được Kế toán 0905120509 duocnguyen060562@gmail.com
2 Lê Văn Vui Thư viện 0905756724 levanvuithuvien@gmail.com
3 Nguyễn Văn An Công nghệ thông tin 0935159829 nguyenvanan44@gmail.com
4 Trần Thị Hồng khành Văn Thư + thủ quỷ
5 Hồ Thị Tuyết Y tế học đường
6 Lê Ngọc Hiệp Thiết bị dạy học
7 Trương Thị Ánh Tạp vụ
8 Trương Đình Long Bảo vệ
STT HỌ VÀ TÊN CHỨC VỤ SỐ ĐT E-MAIL
1 Nguyễn Tấn Thu TTCM 0905 341 767 tanthuhnh64@gmail.com
2 Võ Thị Cẩm Duyên GV 0905 779 800 camduyenqn1981@gmail.com
3 Đỗ Thị Hoàng Sa GV 0935 400 225 hoangsahnh@gmail.com
4 Doãn Thị Phương Trang GV 0092 483 817 doantranghnh@gmail.com
STT HỌ VÀ TÊN CHỨC VỤ SỐ ĐT E-MAIL
1 Nguyễn Thị Quỳnh Châu PCTCĐ 0934 745 599 chauto2010@gmail.com
2 Đòan Văn Kính TTCM 0986 690 708 doanvankinh123456@gmail.com
3 Tưởng Thị Phương TPCM 0935 843 792 tuongphuong1977@gmail.com
4 Nguyễn Đình Phượng  Cát GV 0934996245 cathnh16@gmail.com
5 Nguyễn Thị Thanh Trâm GV 0914 404 199 tramtvd@gmail.com
6 Nguyễn Thị Thanh Thuỳ GV 0935031256 thuythanh855@gmail.com
7 Vũ Thị Như Lý GV 0905 432 110 vunhuly79@gmail.com
STT HỌ VÀ TÊN CHỨC VỤ SỐ ĐT E-MAIL
1 Võ Chu GV 0387 890 122 vovhu1963@gmail.com
2 Trương Như Hà TPCM 0905 226 545 truongnhuha@gmail.com
3 Đòan Công Hoà TTCM 0383 608 135 doanconghoa@gmail.com
4 Nguyễn Thị Minh Hương GV 0934 803 770 mhuonghnh@gmail.com
5 Phan Tấn Hành TKHĐ 0935 635 319 tanhanh64@gmail.com
6 Nguyễn Thị Quốc Phái GV 0796 748 676 phaihnh@gmail.com
STT Họ và tên Chức vụ SĐT CN Đ/c Email
1 Nguyễn Thị TiTi GV 0791 263 4371 tytynguyenhnh@gmail.com
2 Ngô Thị Thu Hồng TTCM 0977 820 532 thuhonghnhue@gmail.com
3 Lê Thị Hoa Mận GV 0905 321 248 lethihoaman76@gmail.com
4 Phan Thị Tần GV 0977 496 476 tanvan1978@gmail.com
STT Họ và tên Chức vụ SĐT CN Đ/c Email
1 Lê Thị Liên GV 0385 360 034 lienhnh77@gmail.com
2 Nguyễn Đức Mân CTCĐ 0905 776 629 manducng@gmail.com
3  Trần Thị Thu Dung GV 0985 683 600 trandungltk@gmail.com
4 Lê Thị Vĩnh Lộc GV 0982 210 918 l.vinhloc@gmail.com
STT Họ và tên Chức vụ SĐT CN Đ/c Email
1 Bùi Thị Hảo GV 0398 014 386
2 Lê Thị Hương GV 0935 120 876 lehuonghnh@gmail.com
3 Huỳnh Minh Tâm GV 01223 068 721 tamdailoc@gmail.com
4 Phan Thị Thân TPCM 0905 739 311 thanpt.hnh@gmail.com
5 Nguyễn Hữu Cường BTĐ 0356 898 741 cuongbuato@gmail.com
6 Phan Sứ Thạnh GV 0398 014 289 suthanhly@gmail.com
7 Nguyễn Văn Tố TTCM 0988 334 447 nguyento62@gmail.com
8 Trần Thị Hồng Vi GV 0983 425 817 winnhatan@yahoo.com.vn
STT Họ và tên Chức vụ SĐT CN Đ/c Email
1 Trương Thị Thanh Lài GV 0984 432 169 thanhlaihnh@gmail.com
2 Nguyễn Văn Nghĩa GV 0976 264 858 M.nghia17@gmail.com
3 Nguyễn Thị Chính Nhân GV 0373 706 675 nguyenchinhnhan1983@gmail.com
4 Trần Xuân Quang GV 0903 515 407 tranxuanquanghnh@gmail.com
5 Tô Phú Quốc GV 0982 747 659 tophuquoc@gmail.com
6 Nguyễn Hồng Sinh TTCM 0905 234 972 nguyenhongsinh79@gmail.com
7 Văn Hạ Uyên GV 0976 424 724 vanhauyenhnh@gmail.com
8 Đặng Ngọc Hải GV 0796 585 223
9 Phạm  Thị  Kính GV 0399 353 996 kinhtoank07b@gmail.com
STT Họ và tên Chức vụ SĐT CN Đ/c Email
1 Đỗ Từ Quân GV 0793 701 484 dotuquan78@gmail.com
2 Nguyễn Văn Thừa TPCM 0973 149 376 vanthua7778@gmail.com
3 Trần Văn Trực GV 0355 410 669 nguyentram78@gmail.com
4 Phan Bá Tuệ TTCM 0378 907 661 phanbatuehnh@gmail.com
5 Huỳnh Văn Trọng GV 0982762330 huynhvantrongqna@gmail.com
6 Nguyễn Văn Vĩnh GV 0905 362 553 vingnguyen010165@gmail.com
STT Họ và tên Chức vụ SĐT CN Đ/c Email
1 Trịnh Hoàng TTCM 0983 747 129 xuyenhong@gmail.com
2 Phan Hoàng Oanh GV 0369 103 708 hoangoanh221@gmail.com
3 Nguyễn  Thị Kim Uyên TPCM 0387 921 610 kimuyen2014@gmail.com
4 Lê Thị Nguyệt GV 0367 969 903 nguyetle31@gmail.com
5 Nguyễn Thị Yến GV 0906 515 355 nguyenthiyen.dn82@gmail.com
6 Trần Đình Khoa P. HT 0906 512 936 trandinhkhoa154@gmail.com
STT Họ và tên Chức vụ SĐT CN Đ/c Email
1 Trần Tân Chinh GV 0909 640 935 trantanchinh@gmail.com
2 Huỳnh Xuân Thịnh TTCM 0935 364 480 thinhhnhdl@gmail.com
3 Nguyễn Đình  Tám GV 0914 014 448 nguyendinhtam.cntn@gmail.com
4 Lê Hữu  Đức GV 0985 006 226 ducvinavip@gmail.com
5 Nguyễn Văn  Thinh GV 0906 511 939 thinh75hnh@gmail.com